Chương 38: Chép Sách.
26/04/2025
10
8.0
Chương 38: Chép Sách.
Khai giảng ở trường THPT Chu Văn An bắt đầu vào lúc 9h sáng và kết thúc vào 11h30 phút buổi trưa.
Sau khi lễ khai giảng kết thúc, cá anh chị khối 11-12 bắt đầu lục tục ra về nhưng mà các em khối 10 thì không được như vậy.
Bởi vì không có học hè cho nên ngày khai giảng khối 10 phải ở lại trường đến chiều hay đúng hơn là có thể về nhà vào buổi trưa nhưng chiều vẫn phải lên trường.
Có rất nhiều việc để làm vào hôm nay.
Buổi sáng thì học sinh khối 10 phải trở lại lớp học, để thầy cô giáo chủ nhiệm một lần nữa sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, để lớp trưởng viết lại sơ đồ lớp cho các buổi học tiếp theo đồng thời để chọn ra ban cán sự của lớp, ngoài ra theo thông thường thì mỗi học sinh sẽ phải viết một bản ‘giới thiệu cá nhân’ bao quát tên gia đình, nơi sinh sống, số điện thoại liên hệ phụ huynh để nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm dễ dàng quản lý học sinh hơn.
Đến buổi chiều học sinh khối 10 lên trường nhận sách giáo khoa, nhận thời khoá biểu, tham dự đo số đo cá nhân để trường chuẩn bị may đồng phục, ngoài ra còn cần nộp vài tấm ảnh của bản thân để làm thẻ thư viện.
Tuy không có tiết học gì nhưng cũng phải hơn 5h chiều tất cả những việc này mới xong, thế cho nên Minh mới bảo bà Dung ngoài 6h tối hãng đón hắn cho bớt tắc đường.
Minh cũng như bao bạn bè khối 10 khác, sau lễ khai giảng hắn cũng phải lên lớp chờ đợi giáo viên dặn dò.
Trở về ngồi cùng Hoàng Đức Anh, lúc này khác với ban sáng, hầu hết học sinh đều có vẻ mệt mỏi.
Cũng phải thôi, cho dù không phải ngày hè nhưng ngồi hơn 2 tiếng đồng hồ từ sáng đến trưa cũng chẳng dễ chịu gì.
So với vẻ mệt mỏi của các bạn rõ ràng Minh cùng Huyền thoải mái hơn nhiều, hai người núp trong căng-tin suốt.
Đương nhiên cũng không thể một mực ở trong Căng-tin, vẫn phải tìm thời gian trở lại hàng dù sao chính Minh cũng không thích bị giáo viên chủ nhiệm bắt gặp hắn ‘trốn’ ấn tượng ban đầu là rất quan trọng.
Minh về đến chỗ ngồi cũ, hắn cảm thấy rảnh quá không có việc gì làm liền lấy một quyển vở nhỏ ra, bắt đầu suy tính vài viện vụn vặt.
Đến thế giới này cũng có nửa tháng, Minh cũng chưa thật sự nghĩ làm sao để kiếm tiền.
Thị Mầu yêu cầu 10 ngàn USD để lên cấp, Minh mới có được 5000 USD từ chỗ anh trai, còn thiếu một nửa.
Số tiền này thật ra không lớn với cậu út nhà họ Cao, hắn ngồi không chẳng cần làm gì đợi 3-4 tháng thì tiền tiêu vặt của hắn cũng quá 5000 USD, vấn đề là Minh không muốn chờ quá lâu.
Minh lấy bút ra, ở trên giấy trắng bắt đầu vẽ bừa.
Minh vẽ không đẹp, hắn vốn cũng chẳng thích cái bộ môn này nhưng khi Minh phải suy nghĩ thì hắn vẫn thích vẽ lên giấy những nét nguệch ngoạc, kiểu như để thả cho đầu óc thư giãn vậy.
“Trước mắt làm sao để kiếm tiền ?”.
Vnexpress là không thể nào kiếm được tiền, nó chỉ thuần đốt tiền.
Hàng Internet hay đầu tư vào bất động sản vốn cũng không phải việc Minh cần quan tâm, đây là việc của bà Dung và cách làm sao để Minh thuyết phục mẹ mình.
Về phần hắn, trước mắt lại làm sao kiếm được tiền ?.
Đám nhân vật trọng sinh trong tiểu thuyết đô thị Trung Quốc làm sao kiếm được những đồng tiền đầu tiên?.
Cách có lẽ có nhiều nhưng cách thông thường nhất hay thấy là đạo sách, đạo văn cùng đạo nhạc.
“Đáng tiếc, ta không hiểu âm nhạc”
“Mà văn học . . . “.
Nghĩ đến văn học, Minh thở dài.
Hắn là người yêu thích văn học thậm chí có phần si mê, bảo hắn đạo văn hắn tất nhiên có thể làm được nhưng phẩm cách của hắn lại khó cho phép hắn làm việc này.
Một người yêu thích văn học đôi khi sẽ có những giá trị cuối cùng ở trong nhận thức.
Ví như bảo Minh viết lại Harry Potter, hắn tự tin có thể viết lại được cả bộ, không được 10 phần như Rowling nhưng cũng có thể viết ra được 6-7 phần.
Dĩ nhiên Harry Potter hiện tại đã tồn tại thậm chí đã trở nên cực nổi tiếng nhưng đây chỉ là ví dụ, Minh nếu muốn chép sách, không thiếu sách để cho hắn chép ví như Chạng Vạng chẳng hạn, hắn cũng có thể viết ra được 6-7 phần nguyên tác.
“Ta cuối cùng vẫn tính là người tốt, lòng tự trọng vẫn rất mạnh. Đương nhiên cũng bởi ta trọng sinh trên người Cao Thanh Minh, vốn đã ngậm thìa vàng xuất thân cho nên ta cũng không cần phải ép chính mình làm những gì mình không thích”
“Tuy nhiên . . . viết sách cũng không phải con đường không được bao quát . . . đạo văn”.
Minh có hạn mức cuối cùng nhưng hạn mức cuối cùng của hắn cũng có thể . . . biến động.
Nói thế nào đây, Minh không muốn chép sách bởi vì hắn không bị dồn đến đường cùng hơn nữa xuất bản ở thời đại này cũng là một vấn đề cực đâu đầu.
Cùng là một quyển Chạng Vạng nhưng Meyer viết ở Mỹ nó khác Minh viết ở Việt Nam, cho dù giống hệt nhau đi chăng nữa.
Ở Mỹ muốn xuất bản dễ lắm hơn nữa vì tầm ảnh hưởng của nước Mỹ, Chạng Vạng chỉ cần nổi tiếng ở Mỹ sẽ quá dễ dàng để lan toả khắp thế giới nhưng ở Việt Nam thì không thể.
Ở Việt Nam, cho dù Minh chép được y xì đúc nguyên tác thì cùng lắm nổi tiếng ở Việt Nam, mà người Việt năm 2000 lại có mấy ai thật sự đi mua sách ? chưa kể thể loại của Chạng Vạng cũng khó mà hấp dẫn tâm thái người Việt hiện tại.
Ngoài những lý do kể trên, Minh yêu sách thì cũng yêu cả tác giả viết sách, cho dù sau này Rowling có rất nhiều phát ngôn về giới tính, về nhân quyền không hợp với suy nghĩ của Minh lắm thì hắn vẫn có thiện cảm không hề ít với vị đại tác gia này.
Lại như Meyer, kể cả Minh không thích Chạng Vạng cho lắm nhưng hắn cũng đọc qua thậm chí đọc vài lần.
Hắn c·ướp Chạng Vạng của Meyer, tác giả lại sống như thế nào ? đây khác gì ‘g·iết người c·ướp c·ủa’ ? mấu chốt tâm lý của Minh không cho phép.
Tuy vậy nếu . . . tác giả không tồn tại hoặc vì một lý do gì đó tác phẩm không thể xuất hiện ở thế giới này thì sao ? dù gì đây là thế giới song song.
Các quốc gia khác thì không nói nhưng ở Việt Nam hiện tại rất nhiều tác phẩm cũng không lại xuất hiện nữa.
Những tác phẩm ấy không lại xuất hiện trên thế gian không phải đáng tiếc lắm sao ?.
Là một người đọc rất nhiều sách, Minh thật ra có phê bình kín đáo với văn học Việt Nam.
Văn học Việt Nam nở rộ nhất là trong thời đại khói lửa, sau thời đại khói lửa thì các tác phẩm văn học cận đại cùng hiện đại của Việt Nam . . .không có nhiều giá trị, rất ít tinh phẩm thậm chí Minh gần như không đọc các tác phẩm văn học hiện đại của Việt Nam hoặc có đọc cũng không nhớ sâu sắc.
Tuy nhiên các tác phẩm của một thời khói lửa lại đáng được Minh lưu giữ trong đầu, để Minh ngấu nghiến đọc đi đọc lại.
Nhưng nếu viết sách, lại chọn tác phẩm nào đây ?.
Minh có đắn đo trong lòng, chủ yếu vì tuy cùng một thời khói lửa nhưng vẫn khác nhau rất lớn, ngoài ra các tác phẩm đi vào lòng người của thời đại trước đều cần năm tháng tích luỹ, là tác phẩm sinh ra ở thời đại đó, nở rộ trong thời đại đó, nó nhuốm màu lịch sử cùng thời gian cho nên sau này mới một mực trường tồn.
Ngay như Chí Phèo đi, cho dù thế giới này không có Chí Phèo, Minh chép y nguyên Chí Phèo thì cũng không mấy ai đọc dù sao đây đã là năm 2000 mà không phải Chí Phèo, không phải Làng Vũ Đại Ngày Ấy được viết trong những năm 1941, cùng một tác phẩm nhưng bối cảnh lịch sử khác nhau, cách tiếp cận dĩ nhiên khác nhau.
Ngoài ra hắn còn phải quan tâm đến các yếu tố tuổi tác của chính mình, ví như Số Đỏ chẳng hạn.
Minh có thể viết lại Số Đỏ, coi đây là một tác phẩm hài châm biếm về một thời khói lửa đã qua, khả năng Số Đỏ được đón nhận cao hơn Chí Phèo nhiều lắm nhưng bằng tuổi Minh để mà viết được một tác phẩm như Số Đỏ thì lại khó có ai tin.
Cũng có người sẽ nói, chép sách mà thôi quan tâm nhiều làm gì ? dù sao không ai có thể chứng minh ngươi chép sách nhưng Minh cũng là con người, hắn không phải một cỗ máy chép sách, không thể từng từ từng chữ chép lại, vẫn sẽ phải lồng suy nghĩ cùng từ ngữ của hắn vào, cho dù hai kiếp người của Minh liệu có dám chắc viết được lại toàn bộ Số Đỏ hay không ?.
Mà cho dù bỏ qua tất cả yếu tố này, cho dù bê nguyên Số Đỏ mang tới thế giới này thì nó chưa chắc cũng được đón nhận dù sao nó đã không còn yếu tố thời đại, đừng nói Minh mà cho dù cố nhà văn Vũ Trọng Phụng đến chấp bút cũng khó thành công nổi.
“Cho nên, nếu muốn chọn một tác phẩm Việt Nam vậy tốt nhất chọn nó . . .”.
Ánh mắt Minh dần dần híp lại, tiếp đó hắn thật sự cầm bút viết lên mấy chữ - Dế Mèn Phiêu Lưu Ký.
Khai giảng ở trường THPT Chu Văn An bắt đầu vào lúc 9h sáng và kết thúc vào 11h30 phút buổi trưa.
Sau khi lễ khai giảng kết thúc, cá anh chị khối 11-12 bắt đầu lục tục ra về nhưng mà các em khối 10 thì không được như vậy.
Bởi vì không có học hè cho nên ngày khai giảng khối 10 phải ở lại trường đến chiều hay đúng hơn là có thể về nhà vào buổi trưa nhưng chiều vẫn phải lên trường.
Có rất nhiều việc để làm vào hôm nay.
Buổi sáng thì học sinh khối 10 phải trở lại lớp học, để thầy cô giáo chủ nhiệm một lần nữa sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh, để lớp trưởng viết lại sơ đồ lớp cho các buổi học tiếp theo đồng thời để chọn ra ban cán sự của lớp, ngoài ra theo thông thường thì mỗi học sinh sẽ phải viết một bản ‘giới thiệu cá nhân’ bao quát tên gia đình, nơi sinh sống, số điện thoại liên hệ phụ huynh để nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm dễ dàng quản lý học sinh hơn.
Đến buổi chiều học sinh khối 10 lên trường nhận sách giáo khoa, nhận thời khoá biểu, tham dự đo số đo cá nhân để trường chuẩn bị may đồng phục, ngoài ra còn cần nộp vài tấm ảnh của bản thân để làm thẻ thư viện.
Tuy không có tiết học gì nhưng cũng phải hơn 5h chiều tất cả những việc này mới xong, thế cho nên Minh mới bảo bà Dung ngoài 6h tối hãng đón hắn cho bớt tắc đường.
Minh cũng như bao bạn bè khối 10 khác, sau lễ khai giảng hắn cũng phải lên lớp chờ đợi giáo viên dặn dò.
Trở về ngồi cùng Hoàng Đức Anh, lúc này khác với ban sáng, hầu hết học sinh đều có vẻ mệt mỏi.
Cũng phải thôi, cho dù không phải ngày hè nhưng ngồi hơn 2 tiếng đồng hồ từ sáng đến trưa cũng chẳng dễ chịu gì.
So với vẻ mệt mỏi của các bạn rõ ràng Minh cùng Huyền thoải mái hơn nhiều, hai người núp trong căng-tin suốt.
Đương nhiên cũng không thể một mực ở trong Căng-tin, vẫn phải tìm thời gian trở lại hàng dù sao chính Minh cũng không thích bị giáo viên chủ nhiệm bắt gặp hắn ‘trốn’ ấn tượng ban đầu là rất quan trọng.
Minh về đến chỗ ngồi cũ, hắn cảm thấy rảnh quá không có việc gì làm liền lấy một quyển vở nhỏ ra, bắt đầu suy tính vài viện vụn vặt.
Đến thế giới này cũng có nửa tháng, Minh cũng chưa thật sự nghĩ làm sao để kiếm tiền.
Thị Mầu yêu cầu 10 ngàn USD để lên cấp, Minh mới có được 5000 USD từ chỗ anh trai, còn thiếu một nửa.
Số tiền này thật ra không lớn với cậu út nhà họ Cao, hắn ngồi không chẳng cần làm gì đợi 3-4 tháng thì tiền tiêu vặt của hắn cũng quá 5000 USD, vấn đề là Minh không muốn chờ quá lâu.
Minh lấy bút ra, ở trên giấy trắng bắt đầu vẽ bừa.
Minh vẽ không đẹp, hắn vốn cũng chẳng thích cái bộ môn này nhưng khi Minh phải suy nghĩ thì hắn vẫn thích vẽ lên giấy những nét nguệch ngoạc, kiểu như để thả cho đầu óc thư giãn vậy.
“Trước mắt làm sao để kiếm tiền ?”.
Vnexpress là không thể nào kiếm được tiền, nó chỉ thuần đốt tiền.
Hàng Internet hay đầu tư vào bất động sản vốn cũng không phải việc Minh cần quan tâm, đây là việc của bà Dung và cách làm sao để Minh thuyết phục mẹ mình.
Về phần hắn, trước mắt lại làm sao kiếm được tiền ?.
Đám nhân vật trọng sinh trong tiểu thuyết đô thị Trung Quốc làm sao kiếm được những đồng tiền đầu tiên?.
Cách có lẽ có nhiều nhưng cách thông thường nhất hay thấy là đạo sách, đạo văn cùng đạo nhạc.
“Đáng tiếc, ta không hiểu âm nhạc”
“Mà văn học . . . “.
Nghĩ đến văn học, Minh thở dài.
Hắn là người yêu thích văn học thậm chí có phần si mê, bảo hắn đạo văn hắn tất nhiên có thể làm được nhưng phẩm cách của hắn lại khó cho phép hắn làm việc này.
Một người yêu thích văn học đôi khi sẽ có những giá trị cuối cùng ở trong nhận thức.
Ví như bảo Minh viết lại Harry Potter, hắn tự tin có thể viết lại được cả bộ, không được 10 phần như Rowling nhưng cũng có thể viết ra được 6-7 phần.
Dĩ nhiên Harry Potter hiện tại đã tồn tại thậm chí đã trở nên cực nổi tiếng nhưng đây chỉ là ví dụ, Minh nếu muốn chép sách, không thiếu sách để cho hắn chép ví như Chạng Vạng chẳng hạn, hắn cũng có thể viết ra được 6-7 phần nguyên tác.
“Ta cuối cùng vẫn tính là người tốt, lòng tự trọng vẫn rất mạnh. Đương nhiên cũng bởi ta trọng sinh trên người Cao Thanh Minh, vốn đã ngậm thìa vàng xuất thân cho nên ta cũng không cần phải ép chính mình làm những gì mình không thích”
“Tuy nhiên . . . viết sách cũng không phải con đường không được bao quát . . . đạo văn”.
Minh có hạn mức cuối cùng nhưng hạn mức cuối cùng của hắn cũng có thể . . . biến động.
Nói thế nào đây, Minh không muốn chép sách bởi vì hắn không bị dồn đến đường cùng hơn nữa xuất bản ở thời đại này cũng là một vấn đề cực đâu đầu.
Cùng là một quyển Chạng Vạng nhưng Meyer viết ở Mỹ nó khác Minh viết ở Việt Nam, cho dù giống hệt nhau đi chăng nữa.
Ở Mỹ muốn xuất bản dễ lắm hơn nữa vì tầm ảnh hưởng của nước Mỹ, Chạng Vạng chỉ cần nổi tiếng ở Mỹ sẽ quá dễ dàng để lan toả khắp thế giới nhưng ở Việt Nam thì không thể.
Ở Việt Nam, cho dù Minh chép được y xì đúc nguyên tác thì cùng lắm nổi tiếng ở Việt Nam, mà người Việt năm 2000 lại có mấy ai thật sự đi mua sách ? chưa kể thể loại của Chạng Vạng cũng khó mà hấp dẫn tâm thái người Việt hiện tại.
Ngoài những lý do kể trên, Minh yêu sách thì cũng yêu cả tác giả viết sách, cho dù sau này Rowling có rất nhiều phát ngôn về giới tính, về nhân quyền không hợp với suy nghĩ của Minh lắm thì hắn vẫn có thiện cảm không hề ít với vị đại tác gia này.
Lại như Meyer, kể cả Minh không thích Chạng Vạng cho lắm nhưng hắn cũng đọc qua thậm chí đọc vài lần.
Hắn c·ướp Chạng Vạng của Meyer, tác giả lại sống như thế nào ? đây khác gì ‘g·iết người c·ướp c·ủa’ ? mấu chốt tâm lý của Minh không cho phép.
Tuy vậy nếu . . . tác giả không tồn tại hoặc vì một lý do gì đó tác phẩm không thể xuất hiện ở thế giới này thì sao ? dù gì đây là thế giới song song.
Các quốc gia khác thì không nói nhưng ở Việt Nam hiện tại rất nhiều tác phẩm cũng không lại xuất hiện nữa.
Những tác phẩm ấy không lại xuất hiện trên thế gian không phải đáng tiếc lắm sao ?.
Là một người đọc rất nhiều sách, Minh thật ra có phê bình kín đáo với văn học Việt Nam.
Văn học Việt Nam nở rộ nhất là trong thời đại khói lửa, sau thời đại khói lửa thì các tác phẩm văn học cận đại cùng hiện đại của Việt Nam . . .không có nhiều giá trị, rất ít tinh phẩm thậm chí Minh gần như không đọc các tác phẩm văn học hiện đại của Việt Nam hoặc có đọc cũng không nhớ sâu sắc.
Tuy nhiên các tác phẩm của một thời khói lửa lại đáng được Minh lưu giữ trong đầu, để Minh ngấu nghiến đọc đi đọc lại.
Nhưng nếu viết sách, lại chọn tác phẩm nào đây ?.
Minh có đắn đo trong lòng, chủ yếu vì tuy cùng một thời khói lửa nhưng vẫn khác nhau rất lớn, ngoài ra các tác phẩm đi vào lòng người của thời đại trước đều cần năm tháng tích luỹ, là tác phẩm sinh ra ở thời đại đó, nở rộ trong thời đại đó, nó nhuốm màu lịch sử cùng thời gian cho nên sau này mới một mực trường tồn.
Ngay như Chí Phèo đi, cho dù thế giới này không có Chí Phèo, Minh chép y nguyên Chí Phèo thì cũng không mấy ai đọc dù sao đây đã là năm 2000 mà không phải Chí Phèo, không phải Làng Vũ Đại Ngày Ấy được viết trong những năm 1941, cùng một tác phẩm nhưng bối cảnh lịch sử khác nhau, cách tiếp cận dĩ nhiên khác nhau.
Ngoài ra hắn còn phải quan tâm đến các yếu tố tuổi tác của chính mình, ví như Số Đỏ chẳng hạn.
Minh có thể viết lại Số Đỏ, coi đây là một tác phẩm hài châm biếm về một thời khói lửa đã qua, khả năng Số Đỏ được đón nhận cao hơn Chí Phèo nhiều lắm nhưng bằng tuổi Minh để mà viết được một tác phẩm như Số Đỏ thì lại khó có ai tin.
Cũng có người sẽ nói, chép sách mà thôi quan tâm nhiều làm gì ? dù sao không ai có thể chứng minh ngươi chép sách nhưng Minh cũng là con người, hắn không phải một cỗ máy chép sách, không thể từng từ từng chữ chép lại, vẫn sẽ phải lồng suy nghĩ cùng từ ngữ của hắn vào, cho dù hai kiếp người của Minh liệu có dám chắc viết được lại toàn bộ Số Đỏ hay không ?.
Mà cho dù bỏ qua tất cả yếu tố này, cho dù bê nguyên Số Đỏ mang tới thế giới này thì nó chưa chắc cũng được đón nhận dù sao nó đã không còn yếu tố thời đại, đừng nói Minh mà cho dù cố nhà văn Vũ Trọng Phụng đến chấp bút cũng khó thành công nổi.
“Cho nên, nếu muốn chọn một tác phẩm Việt Nam vậy tốt nhất chọn nó . . .”.
Ánh mắt Minh dần dần híp lại, tiếp đó hắn thật sự cầm bút viết lên mấy chữ - Dế Mèn Phiêu Lưu Ký.
Tiến độ: 100%
51/51 chương
Tình trạng
Đã hoàn thành
Quốc gia
Unknown
Ngày đăng
26/04/2025
Thể loại
Tag liên quan