Chương 30: Ngày Khai Giảng.

26/04/2025 10 8.0
Chương 30: Ngày Khai Giảng.

5/9/2000.

Đây là ngày toàn quốc khai giảng, bất kể là mầm non, tiểu học, trung học hay đại học đều đến trường ngày hôm nay.

Điều này đại biểu cho cái gì ? đại biểu cho ‘tắc đường’

Bởi vì tắc đường, nét mặt của bà Dung ẩn dưới lớp khẩu trang cũng không vui vẻ cho lắm.

Cũng như bao gia đình khác, ngày khai giảng nếu có thể thì cha mẹ sẽ luôn cố đưa con cái đến trường, nhà họ Cao cũng không ngoại lệ.

Bà Dung hôm nay chủ động lái con xe Honda Spacy của mình ra đường còn Minh ngồi sau xe mẹ.

Khác với bà Dung có phần khó chịu vì tắc đường thì hắn lại có phần nhàn nhã cùng háo hức ngắm nhìn bốn phương tám hướng, mãi đến khi giọng bà Dung vang lên mới kéo Minh trở lại thực tại.

“Bố mày đúng là cổ hủ cùng cố chấp, bảo cho tài xế đánh xe đưa mày đi học có phải không khổ thế này không, người đâu lúc nào cũng nguyên tắc nguyên tắc”

“Khổ vợ khổ con là giỏi”.

Bà Dung lại bắt đầu mắng chồng, điều này làm Minh cười trộm không thôi.

Sáng nay, bà Dung ngỏ ý xin ông Cẩm dùng xe công đưa Minh đi học.

Ngồi xe máy, tắc đường gọi là tắc đường nhưng ngồi trong cửa kính ô tô thì tắc đường lại có thể hiểu là . . . ngắm nhìn nhân sinh ồn ã.

Nếu là bình thường, ông Cẩm không cho thì bà Dung sớm mặt nặng mày nhẹ với ông Cẩm thậm chí vợ chồng còn cãi nhạu nhưng hôm nay không giống.

Chủ yếu bởi cụ Cẩn vẫn còn ở trên Hà Nội, bà Dung sợ cụ Cẩn một phép, nào có dám nặng lời.

Ông Cẩm không cho thì bà Dung cũng chỉ có thể cắn răng đóng con Spacy đưa con trai đi nhập học.

Còn vì sao ông Cẩm không đi cùng ? thứ nhất ông Cẩm là người nguyên tắc, cũng bận trăm công ngàn việc, sao có thể vì con trai nhập học mà lỡ việc quốc gia ?.

Thứ hai, ông Cẩm đường đường là cục trưởng, nhân vật như ông Cẩm nếu đến trường kiểu gì cũng gây ra chút oanh động thậm chí được nhà trường mời vào ghế khách mời, ông Cẩm cũng không thích.

Có người nói ông Cẩm hoàn toàn có thể ‘ẩn danh’ đi đến nhưng cái này cũng khó bởi vì tại trường THPT Chu Văn An thì . . . ông Cẩm cũng là danh nhân.

Trong Chạy Án không có vụ này nhưng thế giới này cũng thêm vào rất nhiều chi tiết ví như ông Cẩm là học sinh cũ ở Chu Văn An, đây cũng là lý do vì sao Cao Thanh Minh cố gắng thi vào trường này.
Còn Cao Thanh Lâm, ông anh này khác biệt một chút so với cậu em, Cao Thanh Lâm đỗ cấp 3 vào THPT Trần Phú.

“Mẹ biết tính bố mà, nói mãi cũng thế thôi, nói bố làm gì”.

Minh ở đằng sau bắt đầu nói đỡ cho ông Cẩm, tất nhiên cũng không thể quá rõ ràng.

“Mày còn bênh bố mày nữa à ? dạo này mẹ thấy bố con mày thân nhau lắm đấy nhé, định vứt mẹ mày ra rìa đúng không ?”.

Bà Dung nghe Minh bênh bố thì đưa một tay ra sau ‘đánh yêu’ con trai mình.

Người phụ nữ này đối với ai cũng hà khắc nhưng quả thật nhất mực thương con trai.

“Nào có chuyện đó, ở nhà mình con yêu mẹ nhất”.

Minh ở đằng sau ôm trầm lấy ‘mẹ’ mình, giọng nịnh nọt cực kỳ.

“Bố nhà anh nữa, chỉ nịnh mẹ là giỏi”.

Bà Dung nghe vậy thì vui lắm, lại mắng yêu con trai một tiếng, tâm tình cũng tốt hơn không ít, cảm giác tắc đường cũng không khó chịu như vậy.

Dĩ nhiên cái gọi là tắc đường này thật ra cũng bình thường thôi, trong mắt người như Minh thì đây chỉ coi như . . . đông đúc một chút, còn xa không đủ để gọi là tắc đường, so với tắc đường mấy chục năm sau thì kém xa tít tắp.

Buông bà Dung ra, trong lòng Minh lại có điều suy nghĩ.

Hắn đang tìm cách mở miệng với bà Dung vụ mở cửa hàng Internet nhưng cái này cũng không dễ nói.

Nguyên do ở chỗ tuy Minh biết mở tiệm Net chắc chắn kiếm tiền nhưng bà Dung chưa hẳn cảm thấy như vậy hơn nữa có một điểm nhất định phải nói đấy chính là bà Dung cùng Cao Thanh Lâm đều . . . không coi tiền là tiền.

Cao Thanh Lâm chưa từng thật sự đi làm, tiền của hắn quá dễ kiếm, có người cung phụng nộp lên cho hắn dẫn tới Cao Thanh Lâm bị mất nhận thức về giá trị đồng tiền.

Bà Dung thì sao ? bà Dung tất nhiên không giống Cao Thanh Lâm dù sao bà Dung cũng từ một thời khó khăn đi ra ngoài, cũng đi làm như bao người bình thường.

Chỉ là tiền đối với bà Dung cũng quá dễ kiếm, dễ kiếm đến mức bà Dung nhiều khi cũng không coi tiền là tiền.

Cao Thanh Minh tuy không rõ các khoản thu của bà Dung nhưng hắn cũng hiểu được đại khái, ví như mỗi dịp lễ tết nhà ông Cẩm phải thu đến 200-300 triệu tiền quà cáp, số tiền này hiển nhiên đi qua tay bà Dung.
Nhà họ Cao hay đúng hơn là bà Dung cũng không chỉ thu ‘quà tết’ ngày trọng đại nào mà chẳng có quà ?.

Như dịp 2/9 này, cho dù bà Dung không nói nhưng Minh chắc chắn bà Dung cũng cầm tới không ít ngon ngọt, đi dự không thiếu bữa tiệc.

Chỉ bằng cái danh vợ của cục trưởng Cao Đức Cẩm, bà Dung không cần làm gì cũng có người nhét tiền vào trong tay thậm chí xin bà Dung nhận lấy, thử hỏi bảo bà Dung đi kinh doanh bình thường còn có thể không ?.

Trừ khi là một ngành nghề đại bạo lợi hơn nữa bà Dung không chỉ thích tiền mà còn thích danh tiếng, mở hàng Net tuy có tiền nhưng . . . danh tiếng cũng khó mà nói, ít nhất không đủ để bà Dung dát vàng lên mặt.

“Thôi, việc đến đâu hay đến đó, việc này vẫn là tính sau”.

Minh nghỉ cả đêm cũng không nghĩ ra cách thuyết phục bà Dung cho nên hắn tạm thời ‘kệ’ việc này.

Trước mắt Minh quan tâm ‘ngày khai giảng’ của hắn hơn.

Theo bà Dung ‘nhích’ xe từng chút từng chút một, rốt cuộc hai mẹ con hắn cũng đi được nửa đoạn đường Thuỵ Khê, cũng nhìn thấy biển trường THPT Chu Văn An.

Nhìn tấm biển kia, Minh thổn thức cực kỳ, trong lòng hắn có rất nhiều suy nghĩ rối bời, rất nhiều hình ảnh mờ ảo như một thước phim tài liệu quay chậm trong đầu hắn.

“Mẹ, hay mẹ để con tự đi bộ vào, đã đến đây rồi còn gì “.

Minh nhìn đoạn đường trước mắt, phải nói là tắc càng thêm tắc liền chủ động nói ra câu này.

Bà Dung nghe vậy cũng hướng về quãng đường trước mặt sau đó gật đầu nói.

“Được rồi, vậy con đi vào trước đi, nhớ kỹ phải nghe lời thấy cô giáo biết chưa”

“Mẹ, mẹ còn không biết con trai mẹ, thầy cô giáo nào mà không hết lời khen ngợi con”.

Bà Dung nghe con trai nói vậy thì trong lòng cũng thấy tự hào ghê gớm, hai đứa con trai của mình đều là con ngoan trò giỏi, thân làm mẹ sao không vui cho được.

“Tan học cũng không cần đi về, đợi mẹ đón con, tan học gọi điện cho mẹ là được”

“Dạ vâng ạ, nhưng mẹ cũng không cần đón con sớm đấu, tầm 6h chiều qua đón con cũng được, lúc đó đường ít tắc, mẹ cũng bớt khổ”.

“Mẹ biết rồi, bố con mà thương mẹ bằng một nửa anh em nhà mày thì số mẹ cũng không khổ”.

Âu yếm xoa đầu con trai, bà Dung lại ‘đá đểu’ chồng mình một câu sau đó đưa mắt nhìn theo bóng lưng Minh rời đi, trong ánh mắt tràn ngập tự hào.

Bà Dung tuy hay khinh thường người khác, tuy hay cậy thế lên mặt nhưng có một điểm bà Dung vẫn làm tương đối tốt đấy là . .. tôn sư trọng đạo.
Bà Dung thật ra yêu cầu rất lớn với hai đứa con trai, yêu cầu con trai không chỉ cần học giỏi mà còn phải nghe lời thầy cô giáo, phải là học sinh gương mẫu trong lớp thậm chí trong trường.

Việc này có lẽ đại đa số người mẹ châu Á nào đều mong như vậy đi ? tuy nhiên trong cái này còn có chút bí mật của bà Dung.

Bà Dung . . . học dốt, bà Dung chưa bao giờ dám mang văn bằng các thứ mang ra nói với người khác, ở phương diện này bà Dung luôn cảm thấy rất mất mặt.

Bởi thế cho nên bà Dung kỳ vọng càng nhiều vào hai đứa con trai, nghe người khác nói hai đứa con trai mình học giỏi ra sao, nghe thầy cô giáo khen con trai mình trong buổi họp phụ huynh thế nào . . bản thân bà Dung cảm thấy kiêu ngạo ghê gớm.

Cái gì mà phụ mẫu không có, thường thường đều ký thác lên con cái sau này, việc này vốn không hiếm lạ gì.

Về phần Minh, hắn cứ như vậy di chuyển trong đoàn xe có phần chật chội, rất nhanh cũng chen qua được ‘tắc đường’.

Hắn lại về đến mái trường năm xưa, chỉ là với một thân phận khác.

Hắn cũng nhìn thấy không ít thiếu niên thiếu nữ như mình với vẻ mặt mang theo vài phần chờ mong, vài phần lo lắng đang tiến vào cửa trường.

Càng gần cổng trường năm xưa, trong lòng Minh càng nổi lên cảm giác . . . khó tả.

Cái cảm giác này là cảm giác của thanh xuân đi ?.

Cổng trường với hai trụ gạch đỏ bề thế, phía trên là tấm biển tên trường màu xanh dương, ghi tên người thầy giáo huyền thoại trong lịch sử Việt Nam.

Cánh cổng này đang mở ra trước mắt Minh, mở ra trước mắt rất nhiều thanh niên thiếu nữ ở đây.

Chỉ cần bước qua cánh cổng này, đối với rất nhiều người sẽ là một cuộc đời mới, một tương lai mới, một miền ký ức không thể quên.

Minh hít một hơi thật sâu sau đó bước qua cánh cổng này, cách xa một đời nhưng bỗng chốc mọi thứ trở nên quen thuộc đến lạ thường.

Vẫn là phòng bảo vệ nhỏ nhắn ở sát cổng trường, vẫn là sân trường rộng lớn cùng những hàng gạch đỏ sẫm chịu tác động của thời gian khiến những con đường nhỏ này càng thêm phần cổ kính.

Hướng ánh mắt nhìn sang khu phòng học, vẫn là những toà nhà xưa với lớp sơn vàng cùng mái ngói đỏ đặc trưng.

Dĩ nhiên, đập vào mắt tất cả học sinh mới đi vào ngôi trường này không thể không kể đến nhà Hiệu Bộ ở trung tâm cùng Nhà Bát Giác nơi xa xa.

Ngôi trường này không hẳn là ngôi trường tốt nhất thành phố Hà Nội nhưng tuyệt đối là ngôi trường mang nhiều sắc thái nhất thành phố Hà Nội, mang theo những giá trị lịch sử, những minh chứng của thời gian chỉ thuộc về riêng nó.

Sự cổ kính, sự rộng lớn cùng những giá trị lịch sử không thể xoá nhoà của THPT Chu Văn An luôn khiến các học sinh ở đây tự hào ghê gớm.

Cho dù là Minh khi hắn bước chân vào ngôi trường này, khi hắn lại một lần nữa trở thành học sinh Chu Văn An, trong lòng cũng khó mà che đậy sự thổn thức.
8.0
Tiến độ: 100% 51/51 chương
Tình trạng
Đã hoàn thành
Quốc gia
Unknown
Ngày đăng
26/04/2025