Chương 200: Đều Biết Hết

27/04/2025 10 8.0
Chương 197: Đều Biết Hết

Một đêm không có gì xảy ra, sáng hôm sau Lê Niệm nặng nề giá·m s·át phụ binh đào hố sâu chôn kỹ đám Hồng Y quân mà người Thái để lại trong lũy Mường La.

Điều lệ vệ sinh đã nói xác người cùng với ruồi muỗi đều là nguồn bệnh cấp một, không cho phép hắn phạm vào chểnh mảng.

Cẩn thận nhìn đến khi từng cỗ t·hi t·hể bị vùi sâu hoàn toàn dưới lớp đất đỏ vàng, trong bụng không khỏi l·ây n·hiễm một luồng cảm giác khó tả.

Trở về đại doanh, Lê Niệm mang theo tâm sự rảo bước vào quân trướng của Lê Ê, chỉ thấy lão già này đang thỏa thích ngồi ăn hồng phơi gió, vừa thấy hắn vào đã bày một bộ lão ngoan đồng, vừa cười vừa vỗ vào cái ghế xếp bên cạnh mình.

-Niệm đấy à! Ngồi xuống đây, từ Bài Mộc mới gửi lên mấy cân hồng ngon lắm!

Lê Niệm nghiêm cẩn thi lễ với lão xong mới ngồi xuống cầm quả hồng lên ăn, thịt quả dai vừa tới, hương vị thơm ngọt, nước hậu đọng lại vị chát rất nhẹ, là hàng thượng hạng.

Ăn hết cả quả hồng, thằng này mới ngẩng đầu lên hỏi.

-Lão tướng quân, giờ này thư hàng của Cầm Sương hẳn là đã đến đại doanh của ta rồi chứ?

Lê Ê ăn nốt miếng hồng cuối cùng mới hơi chọp chẹp, có vẻ chưa thỏa mãn nói.

-Đã đến! Thằng này diễn tuồng đúng là có lớp có lang đàng hoàng, nếu không phải chúng ta sớm đã nắm bắt được tình hình có khi cũng tin là hắn thua to ở Mường La mới đổi ý tuân phục triều đình, há há …

Lê Niệm trầm trọng gật đầu, thằng Cầm Sương này quá trấn định, lo toan quá tỉ mỉ, đến mức chỉ có dựa vào g·ian l·ận bọn hắn mới có thể đấu có đến có về với thằng này … mà không, cũng chưa hẳn đúng, nếu không phải có một số kẻ ở Đông Kinh vì lý do này hay lý do khác tiết lộ tình hình thực tế của đại quân cho bọn tù trưởng địa phương thì Cầm Sương cũng không tài nào chế định một loạt sách lược giằng co với quân triều đến tận bây giờ.

Ngẫm nghĩ một lát, Lê Niệm châm chước hỏi.

-Ý tứ của triều đình như thế nào? Thành Đông Kinh muốn chúng ta đệ đạt những gì lên bàn đàm phán?

Lê Ê ngửa người ra ghế, lười nhác nói.

-Ngoại trừ điều kiện thứ nhất (mỗi năm hai lần triều kiến) thứ tư (mở rộng giao thông) cùng thứ năm (đảm bảo thông thương) đã đề đạt lần trước ra, triều đình còn muốn ép bọn chúng chấp nhận thêm hai điều kiện nữa.

Lê Niệm nhíu mày.

-Thêm hai điều kiện nào?

Lê Niệm tự nhiên cảm thấy hơi ê răng, hôm đó nói ba điều kiện kia hắn có một loại cảm giác Cầm Sương đã sắp nhịn không nổi nữa rồi. Hắn chỉ có thể cầu trời mấy lão già ở Đông Kinh đừng đề đạt điều kiện đóng quân giá·m s·át từng Mường, cái điều kiện này bọn lãnh chúa địa phương sẽ không bao giờ đáp ứng.

Lê Ê ngoáy ngoáy lỗ tai không để ý chút nào nói.

-Điều kiện thứ hai - cho dòng chính xuống Đông Kinh làm con tin … à nhầm, học tập cùng với điều kiện thứ sáu - cho trai tráng xuống xuôi phục quân dịch.

Nghe đến hai điều kiện này, Lê Niệm lâm vào trầm tư. Điều kiện thứ hai hẳn là có thể được, Cầm Cương hẳn là sẽ đáp ứng, không phải dòng chính thì tuy tiện cho một vài tên chi thứ xuống mạo danh là được. Còn điều kiện thứ sáu nghe chừng khó.

Tuy nhiên, hơn bất cứ ai khác, Lê Niệm dường như nắm bắt được cái gì.

Hắn ẩn ẩn cảm thấy điều kiện này sẽ là một trọng điểm giúp hắn thực hiện hoài bão ẩn sâu trong lòng mình.
Lê Niệm xì cười tự diễu.

"Lý tưởng là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác!"

Từ thời họ Lý vất vả đánh dẹp đến thời Trần đặt vào bản đồ, đất Ngưu Hống (Hưng Hóa) vẫn luôn là một thành phần đặc thù của quốc gia. Sự cai trị của triều đình hầu như chỉ cho có trên danh nghĩa, chủ nhân thực sự của nơi này là các lãnh chúa địa phương.

Bọn tù trưởng ở đó ngoan thì thần phục triều đình, không ngoan thì quay sang thần phục người Hán, người Di, người Bạch, người Vạn Tượng.

Có thể nói là khiến triều đình đau đầu cả mấy trăm năm.

Nhìn bản đồ mười sáu châu Thái, lại nhìn thành trấn Bài Mộc như cái chấm nhỏ cô đơn mà vô lực trấn giữ ven bờ sông Đà, Lê Niệm chỉ có thể lắc đầu ngao ngán.

Rừng núi Hưng Hóa tạo thành phiên dậu quá vững chắc, đừng nói triều đình Đông Kinh, ngay cả người Thái với nhau chưa chắc mối ràng buộc đã vững chắc hơn bao nhiêu.

Nếu không có thay đổi trên thực chất, có khi ba bốn trăm năm sau Hưng Hóa vẫn chỉ là một khu vực tự trị thần phục triều đình mà thôi.

Lý là như thế, tuy nhiên muốn thực hiện lý tưởng, muốn Đại Việt bành trướng quyền lực về phía tây – hoặc ít nhất là đảm bảo an ninh mạn tây bắc nhằm rảnh tay bành trướng ra khác hướng khác - thì dù ít dù nhiều cũng phải kiểm soát được các xứ Thái ở Hưng Hóa.

Dù thực tế là muốn đưa được đất này vào vòng giáo hóa, đặt được đất này vào vòng trực trị có muôn vàn gian khó, nói là trùng trùng trắc trở cũng chưa đủ hình dung, thế nhưng đây là chuyện phải làm, không dung chút trù trừ nào - dù nhỏ.

Nói về khó khăn trong công cuộc khống chế Hưng Hóa, người xưa dạy thiên thời không bằng địa lợi, trong địa lợi tối quan trọng là so sánh gần xa. Chưa nói đến vấn đề quân nhu hậu cần khó khăn, chỉ riêng việc thông thạo địa hình khí hậu, chèo kéo các thế lực địa phương, nắm bắt thông tin tại địa bàn đã là vấn đề khó có thể giải quyết.

“Biết mình biết người, trăm trận không nguy!”

Lời này của Tôn tử bao đời nay đã trở thành chân lý, đánh trận cần phải nắm rõ tình hình địch ta như thế nào, qua đó dựa vào sở trường sở đoản và tình hình thực tế chiến trường mà thiết đặt kế hoạch hành quân, đánh trận.

Làm được như thế thì tránh được hiểm cảnh hoặc tận dụng được thời cơ, tiết kiệm được hy sinh không đáng có hoặc khuếch đại được chiến quả.

Giả như quân Lam Sơn đánh người Ngô, với một nhúm quân của Lê Lợi, nếu như không thấy được ưu khuyết của địch – ta mà lựa chọn dàn quân đánh quy ước với người Ngô thì bao nhiêu quân Thiết Đột đánh cho lại?

Lại giả như họ Hồ, người đời sau thường trách bọn hắn không nắm bắt được cái ưu cái khuyết của mình, từ bỏ toàn bộ vùng bờ bắc Nhĩ Hà rộng lớn mà dựa vào phòng tuyến đánh công kiên với người Minh.

Hậu thế cho rằng họ Hồ không muốn bắt chước họ Trần làm kế thanh dã, cho quân q·uấy r·ối phía sau quân Minh sao?

Muốn! Chẳng qua họ Hồ lúc đó trong thì đắc tội kimi, ngoài thì đắc tội cường địch, trên thì làm mất lòng quý tộc, dưới thì làm mất lòng dân đen.

Người trong nước nghểnh cổ đón quân Minh vào "phù Trần diệt Hồ" như trẻ con chờ mẹ đi chợ về. Quân họ Hồ ém quân ở đâu, mai phục chỗ nào người ta đều thông báo cho giặc biết cả.

Người xưa nói "thuận mai phục thì được, nghịch mai phục thì thua" tình thế như vậy bảo họ Hồ học theo kế của họ Trần có khác gì tự đưa thân vào rọ.

Cái sai, cái thua của họ Hồ là làm mất lòng cả thiên hạ vậy!

Người ta chỉ chăm chăm trách cái không đáng trách mà bỏ qua cái lý do thực sự khiến họ Hồ phải thua. Ngẫm lại sao mà buồn cười!

Lại lan man rồi, quay lại chuyện địa lợi.
“Ba dặm không đồng âm, bảy dặm không đồng tục” không phải là một câu nói chơi, có khi hai làng chỉ cách nhau mươi dặm mà phương ngữ đã khác hẳn, nói chi từ Đông Kinh lên đến miền rừng thiêng nước độc này.

Đường xá xa xôi như thế, tiếng nói phong tục khác biệt như vậy thì hào trưởng, hiệt kiệt vùng Hưng Hóa này có chút thiện cảm nào với quan quân triều đình mới là quái lạ.

Vậy là địa lợi lại đẻ ra nhân hòa!

Chỉ sợ quân triều đình vừa mới hạ trại thì đã có người đem thông tin của quân ta thông báo cho người Thái biết trước.

Bất kể là quân số như thế nào, hành quân đến đâu, bố phòng ra sao v.v. chúng đều nắm trong lòng bàn tay. Thế đánh hay giữ thế nào đều do chúng chủ động cả.

Nói là quân triều đình đánh trận trong thế vừa bị bịt mắt, vừa bị trói một tay cũng là không đủ.

Từ đầu chiến dịch lần này, dọc đường từ Mộc Châu lên đến Mường La, đại quân trước sau bị tập kích gần hai mươi trận, trong đó có ba trận thiệt hại to lớn, làm hỏng cả nhịp t·ấn c·ông.

Đánh trận như thế chỉ có đám lão quái vật Lam Sơn bịt mắt đánh nhau, nhất quyền kiêm địch tứ thủ mà còn có thể đánh có đến có về mà thôi!

Nói như thế để thấy Lê Ê đánh đến được Mường La cũng không phải dễ dàng gì, thành quả như này đã là rất khá. Bọn mi phải thông cảm cho lão.

Hiện thực khách quan bất lợi như vậy, liệu có cách nào trợ lực cho quân triều đình uy h·iếp Hưng Hóa không à?

Có! Không những có mà còn cực kỳ triệt để là khác.

Về lâu dài, nếu triều đình muốn duy trì được áp lực về mặt quân sự lên các châu kimi thì phải có các thành trấn, làng mạc của người Kinh án ngữ ở miền biên viễn làm căn cơ.

Có như thế đến khi có biến đại quân mới không sợ nửa đường bị đoạn lương. Có người ở địa phương làm thanh viện thì hơi có gió thổi cỏ lay đã có người báo cho biết, có như vậy mới không sợ trước mắt một tối bị quân phản loạn ngày đêm quấy phá.

Cách này đúng là tương đối triệt để đấy, làm được thì thế chủ động chiến thuật chiến dịch nơi này tệ cũng là ba bảy, tốt hơn một chút là bốn sáu cho quân triều đình, hiềm một nỗi chẳng ai muốn làm.

Nói đùa cái gì! So với hao tiền tốn của đưa con cháu, gia nô lên Hưng Hóa chịch khỉ, các lão gia ở Đông Kinh thích thú với chuyện “để ơn của vua lan tỏa bốn phương, để đức của chúa tràn ra tám hướng, người hiểu biết trong thiên hạ đều tới quy thuận” hơn nhiều.

Ơn đức này, nói thẳng ra là triều đình chấp nhận để chúng tự trị, thần phục Hoàng đế bằng miệng, chấm hết!

Nói như thế cũng không phải là mấy lão già ấy tôn sùng cái gì mà “bách chiến bách thắng phi thiện chi thiện giả dã, bất chiến nhi khuất nhân chi binh thiên chi thiên giả dã” (người giỏi dùng binh không cần bách chiến bách thắng, không đánh mà thắng mới là người giỏi dùng binh)!

Đừng khinh thường mấy lão già vô sỉ ở Đông Kinh, ngay cả một thằng nhóc như Lê Niệm cũng hiểu thượng sách bình định các châu kimi là gì thì sao mấy lão già đã sắp hóa cáo này không rõ ràng cơ chứ?

Đong qua đếm lại, trù trừ không quyết chẳng qua vì lợi ích chưa đủ mà thôi. Đất Hưng Hóa quá nghèo nàn, ích lợi đem về không đủ bù cho cái giá bỏ ra thì kẻ đi săn lão luyện đến mấy cũng không thường mạo hiểm.

Đừng nói đến Hưng Hóa xa xôi hẻo lánh, gần ngay bên cạnh như Bắc Đạo, Đông Đạo, Tây Đạo bọn hắn cũng lười khai phá.

Đại Việt đến nay có hơn năm trăm vạn dân thì trên dưới hai trăm vạn ở Nam Đạo, Hải Tây Đạo rộng lớn chứa thêm độ một trăm bốn mươi đến một trăm năm mươi vạn nữa. Còn lại độ hơn sáu mươi vạn ở Bắc Đạo, Đông Đạo cùng Tây Đạo đâu đó bốn năm mươi vạn. (1)

Tuy đất các đạo khác còn nhiều nhưng triều đường mấy lão già đã từng tham đất như mạng này lại không mảy may suy tính đến chuyện di bớt dân từ Nam Đạo đi các đạo khác là lý làm sao?

Giả dụ như năm kia Ngô Từ (cha Ngô thị Dao/ ông ngoại Lê Tư Thành) xin đem con em, nô bộc trong nhà xuống Kiến Xương lập đồn điền cũng không được nhiều người hưởng ứng lắm, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bọn Trịnh Khả, Trần Lãm v.v. mấy nhà học theo mà thôi.
Phần lớn còn lại vẫn theo phép cũ, giữ ruộng cao mà canh tác, đúng là quái đản.

Mà nghĩ cũng phải thôi, trong lịch sử ngoại trừ Tần Thủy Hoàng phát đại thệ thống nhất lục quốc, Tùy Dương Đế phát đại thệ khơi thông bắc nam ra còn ai mạo hiểm vốn liếng vì cái gọi là lý tưởng nữa.

Lê Niệm mõm thì mõm như thế nhưng cũng không có lá gan đ·ánh b·ạc kiểu đó.

"Mọi chuyện có lẽ vẫn phải chờ đến khi khơi thông thương đạo từ Mộc Châu đến Xa Lý, Lộc Xuyên cùng chư quốc của người Thái ở phía tây bắc mới có cửa sáng!"

Lắc nhẹ đầu, dứt mình ra khỏi dòng suy nghĩ, Lê Niệm lại nói với Lê Ê.

-Lão tướng quân cho rằng Cầm Sương sẽ chấp nhận những yêu cầu này chứ?

Lê Ê lúc này đã kiếm đâu ra một bình tông, bình chạm trổ rất đẹp nhưng không đựng rượu, Lê Niệm biết mấy lão già Lam Sơn này đã vào trạng thái lâm trận là không bao giờ chểnh mảng.

Thói quen này có từ thời gian khổ lập nghiệp, đã ăn vào máu không cám dỗ nào suy chuyển được.

Uống một hơi hết nửa bình tông nước, Lê Ê mới nửa đùa nửa thật trả lời.

-Còn phải xem bản lĩnh trên bàn đàm phán thế nào nữa!

Lê Niệm không hiểu lắm.

Lê Ê bật cười đứng dậy vỗ vai Lê Niệm thấp giọng.

-Trên chiến trường chúng ta kiếm được đã đủ nhiều vốn liếng, đến nước này mà không kiếm được chút lợi lộc trên bàn đàm phán thì bỏ xương máu ra đánh lấy Mường La làm cóc khô gì?

Chú thích:

1.Dân số loại suy ra từ sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, theo đó cả bốn đạo Kinh Lộ có khoảng 5600-5700 xã, trong đó có 2059 xã ở Nam Đạo, Bắc Đạo có độ 1000 xã, Đông Đạo cùng Tây Đạo độ 1300-1400 xã. Lại xét “Hồng Đức bản đồ” chép cả nước có 9090 xã, tuy nhiên phải trừ hao đi số xã tăng thêm trong nửa thế kỷ từ khi Nguyễn Trãi biên soạn “Dư địa chí” đến khi Lê Thánh Tông ban hành “Hồng Đức bản đồ” thì mới PHỊA ra số xã ở Hải Tây và các vùng khác. Cuối cùng, tác mặc nhiên cho rằng những vùng giàu có đông đúc như Nam Đạo thì dân số mỗi xã sẽ nhiều hơn các vùng khác nên tác PHỊA ra những con số về quy mô dân số từng vùng.

2.Điều kiện của triều đình đã đề cập trong “chương 166 sơ đàm”:

“Thứ nhất, các quan lang, quan khun của mười sáu xứ Thái mỗi năm hai lần về kinh triều kiến thiên tử.

Thứ hai, mỗi một xứ Thái đều phải đưa thế tử, người thừa kế của mình xuống xuôi học tập, các quan lang, quan khun tương lai nhất định phải là những kẻ này.

Thứ ba, mỗi ba năm một lần mười sáu xứ Thái phải làm sổ ruộng, sổ đinh báo cáo lên triều đình.

Thứ tư, đường thủy dọc theo bờ Đà Giang, đường bộ dọc theo hành hành lang từ Mường Sang lên đến Mường La phải kiến tạo hai cung đường có khả năng kết nối đến trung tâm mười sáu xứ Thái.

Thứ năm, người Thái không được ngăn cản thương lái người Kinh lên các bản, chiềng, mường buôn bán dưới bất kỳ hình thức nào, theo bất cứ cách hiểu nào.

Thứ sáu, mỗi năm hai lần vào mùa xuân và mùa thu mỗi mường phải cung cấp trai tráng phục quân dịch cho triều đình, tùy vào quy mô lớn nhỏ của mường mà lấy ít hay nhiều. Ít thì một trăm, nhiều thì hai trăm, thời gian phục dịch là hai năm.

Thứ bảy, nếu triều đình có việc chinh chiến ở phía tây thì mười sáu xứ Thái có nghĩa vụ cung cấp lương hưởng, binh mã theo hầu.

Thứ tám, mười sáu xứ Thái phải cắt đứt toàn bộ liên hệ với Vạn Tượng.

Thứ chín, tương tự như Mường Sang, triều đình sẽ đóng hai vệ quân lần lượt ở Mường Thanh cùng Mường La, giá·m s·át chư Thái.”
8.0
Tiến độ: 100% 202/202 chương
Tình trạng
Đã hoàn thành
Quốc gia
Unknown
Ngày đăng
27/04/2025