Chương 195: Hành Quân

27/04/2025 10 8.0
Chương 192: Hành Quân

Tiểu hầu gia nhà chúng ta đương nhiên không biết ở Đại Việt đang có người nhớ thương mình, muốn thông qua nó mà tiếp xúc "tiên thuật".

“Mả mẹ nó! Mấy lão già Lam Sơn rặt một lò xấu bụng như nhau!”

Lê Ý vừa gặm cái bánh nướng ném chó chó c·hết vừa gian khổ hành quân. Lần sau có đ·ánh c·hết nó cũng không từ bỏ cưỡi ngựa xuống đất hành quân với đám quân lính nữa.

Nó hận nhất là cái cách vẽ bản đồ zời ơi thời đại này, con đường từ làng Tiểu Mậu Điền tới chân núi Hữu Minh chỉ độ trên dưới hai mươi dặm, trên bản đồ vừa bằng một đốt ngón tay nên Lê Ý mới dễ dàng bị Lý Vĩ lừa dối "cứ đủng đỉnh đi bộ tầm hai canh giờ là đến".

Nếu bọn chúng có thể biểu diễn chân thực về địa hình của hai mươi dặm đường này như bản đồ Đại Tây Sơn của thương hội Vĩnh Xương thì đ·ánh c·hết nó cũng không bị lão già vô sỉ kia lừa phỉnh đi ăn khổ thế này.

Sự thực là tàn khốc, Lý Vĩ nói cần rèn luyện, thế là tiểu hầu gia nhà chúng ta lưng đeo ba lô tay cầm khiên lớn, hông dắt đao ngắn vai vác điểu thương cuốc bộ theo quân, men theo bờ suối mà đi nửa ngày vẫn chưa tới núi Hữu Minh.

Mấy hòn đá ven suối còn trơn nhẵn, hơi không chú ý là ngã dập mặt.

Sớm biết như thế nói thế nào nó cũng phải đem theo con ngựa quý của mình đi cùng, ngựa của nó là giống Karabakh do thương nhân người Hồi nhận đơn đặt hàng của nó nhập khẩu nguyên con gần trăm đầu từ vùng Nam Kavkaz về Đại Việt.

Giống ngựa này không quá to lớn, chỉ cao độ ba thước năm tấc đến ba thước tám tấc tới vai (1,4 - 1,52 m) chân cao thẳng mà cứng, vượt núi băng rừng như dê núi, cơ bắp gọn gàng và săn chắc cung cấp cho chúng sức chịu đựng dẻo dai.

Biên độ giao động nhiệt độ ngày - đêm của vùng Kavkaz là rất lớn, thường vào khoảng mười bốn đến mười chín độ C. Có những lúc ban ngày nóng đến hai tám, hai chín độ về đêm chỉ còn chín mười độ.

Để thích nghi với môi trường này, ngựa Karabakh tiến hóa một cái mũi lớn có thể co giãn tùy theo môi trường. Đặc điểm này không chỉ giúp chúng sinh sống an ổn ở cố hương mà còn giúp giống ngựa này có thể thỏa mái ở cả những nơi nóng nực như sa mạc Ả-rập hay lạnh ướt như thảo nguyên sông Đông (ở tây nam Nga) mà không nề hà gì.

Quan trọng nhất là tương tự với ngựa Mông Cổ, giống ngựa này có thể nuôi gần như hoàn toàn bằng cỏ mà không sợ xuống sức.

Đừng vội ý kiến, đương nhiên là trong giai đoạn phát triển, người ta vẫn sẽ phải cung cấp ngũ cốc cho chúng, nhưng sau khi đã trưởng thành, giống ngựa này có thể duy trì thể trạng chỉ bằng khẩu phần ăn quá 90% là cỏ.

Đặc điểm đó là bắt buộc để sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt mà cằn cỗi của vùng Nam Kavkaz.

Lại lan man rồi!

Tóm lại là nếu như có con ngựa yêu của mình ở đây, Lê Ý có thể thỏa mái ngồi trên lưng con ngựa - nhưng vượt suối băng rừng khỏe như dê núi - của mình đủng đỉnh vừa đi vừa vãn cảnh.

Gian nan nuốt miếng bánh nướng xuống họng, nó khổ bức uống thêm ngụm nước lạnh buốt trong bi đông để cho chúng đánh lô tô với nhau trong dạ dày, nó khó khăn lắm mới ngăn được hai giọt nước mằn mặn đã chực chờ vỡ ra trên khóe mi.

Lầm bầm "cái gì mà Ngụy võ tốt nửa ngày đi trăm dặm, cái gì mà quân Tào Nhân sáu ngày đi ngàn dặm các thứ đều là bốc phét hết" liền bị Lý Vĩ lấy roi ngựa quất vào đít phì cười chửi.

- Thiếu chủ không làm được cũng đừng cho là người khác không làm được, năm đó chúng thần theo đức Thái Tổ vừa đi vừa đánh, vượt núi băng rừng từ Đa Căng vào đến Trà Lân hơn sáu trăm dặm cũng chỉ dùng độ mười hai mười ba ngày thôi. Đó là quân ta thời đó lỉnh kỉnh xô chậu lương hưởng đấy, hai trường hợp kia nếu nai nịt gọn gàng, lại đem lương đủ cho năm sáu ngày thì ngày đi trăm dặm không phải là không thể làm được.
Lê Ý ngẫm lại cũng đúng, ở cái thời đại khỉ gió này tốc độ của cả đội quân phần nhiều phụ thuộc vào phần chậm chạp nhất - đội chuyển hành lý. Những người này hoặc là gồng gánh cuốc bộ, hoặc là ngựa xe lỉnh kỉnh. Đường xá thời đại này gồ ghề gian khó, dù là phương pháp nào thì cũng không thể duy trì tốc độ di chuyển nhanh chóng trong thời gian dài được, qua đó kéo chậm tốc độ của cả đội quân.

Có lẽ sẽ có người nói sao không để đại quân đi trước ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ, hậu cần cứ túc tắc theo sau.

Chưa nói đến đoàn tải lương cần binh lính cảnh giới, hộ vệ khỏi b·ị đ·ánh c·ướp giữa đường, thường thì binh lính cũng không thể tách khỏi đội hình vận tải quá lâu, đơn giản vì họ tải không nổi áo giáp của chính mình.

Khác với những gì thường được khắc họa trong điện ảnh và truyền hình, cảnh từng hàng từng lớp binh lính nai nịt gọn gàng, khiên giáp đầy đủ, gươm đao sáng quắc thường không xuất hiện một cách phổ biến trên đường hành quân.

Đơn giản vì binh lính rất cần tiết kiệm sức lực.

Chiến giáp thời đại này thường rất nặng, giả như Quang minh giáp, Sơn văn giáp thường nặng không dưới năm mươi cân (30 kg) bố diện giáp sau này nhẹ hơn cũng không dưới ba mươi lăm cân (21 kg).

Cộng với v·ũ k·hí, lương thực các thứ có khi cả bộ trang bị nặng tám chín mươi cân (48-54 kg) không phải nói chơi.

Gánh vác từng ấy phụ tải hành quân đường dài sẽ tạo thành hao hụt về thể lực đến mức không thể nào chịu đựng nổi cho từng binh sĩ.

Lý là như thế, q·uân đ·ội thời đại này hành quân thường không mặc chiến giáp. Những trang bị này sẽ do gia súc hoặc phu dịch theo quân gánh vác.

Về phần binh lính, bọn chúng phải thời thời khắc khắc chú ý tiết kiệm thể lực càng nhiều càng tốt, sao cho đến lúc lâm trận chúng có càng nhiều thể lực đê đàn áp đối phương là được.

Cũng chính vì binh lính thời đại này thường không mặc chiến giáp khi hành quân nên chiến thuật mai phục, tập kích dọc đường thường phát huy tác dụng không thể tưởng tượng nổi.

Cứ nghĩ mà xem, chính bản thân bạn đang hành quân dọc đường, trên thân không chiến giáp, thì bên đường đổ a một đám người mặc toàn thân giáp kín mít từ đầu đến chân, cung cứng nỏ mạnh bắn lên người chúng không có bao nhiêu tác dụng, ngược lại chúng chỉ cần khẽ vung chiến đao là đầu bạn lìa khỏi cổ.

Kết quả cuối cùng không gì khác ngoài một cuộc tàn sát nghiêng hẳn về một bên.

Vì lẽ đó, bài bố phản trinh sát, phản tập kích là một phương diện quan trọng trong đánh giá năng lực tổng hợp của tướng lĩnh thời đại này. Tung tiếu kỵ ra trinh sát chung quanh hai ba mươi dặm hoặc xa hơn không phải là chuyện gì hy hữu.

Tôn tử dạy “Bội đạo kiêm hành, bách lí nhi tranh lợi, tắc cầm tam tương quân, kính giả tiên, bì giả hậu, kỳ pháp thập nhất nhi chí”.

Nghĩa là "quân ngày đi trăm dặm không phải không được, nhưng chỉ có tinh binh duệ tốt mới có thể đuổi kịp, tạp binh ắt bị bỏ lại phía sau, quân dung mười không còn một".

Đương nhiên, đó là trong điều kiện bình thường, ngược lại, nếu là trường hợp bất bình thường thì sẽ được tính theo một cách khác.

Giả như Ngụy Võ Tốt rặt một lò đều là bách chiến chi binh, ai ai cũng là sài lang, người người đều là hổ báo. Hay như Quân của Tào Nhân không những tinh nhuệ còn di chuyển trong nước mình, đi đến đâu cũng có lương hưởng quân nhu đầy đủ, chỉ việc nai nịt gọn gàng mà hành quân.

Lại giả như quân nhà Đại Nội hiện tại chẳng hạn, nửa ngày bắt đi hai mươi dặm đường rừng cũng là ỷ vào đảo Đối Mã dài và hẹp, đến chân núi Hữu Minh ắt sẽ có quân từ cảng Nghiêm Nguyên ở bên kia đảo đem lương hưởng đến tiếp ứng.
Vậy nên lần hành quân này, ngoại trừ lương hưởng bảy ngày phòng hờ chúng không có mống hậu cần nào theo hầu. Sau khi giúp quân đổ bộ xây dựng một hàng rào gỗ tạm thời quanh làng Tiểu Mậu Điền, đám phu thuyền liền theo hạm đội Nam Xương lên đường về cảng Nghiêm Nguyên từ tối qua.

Trong cái rủi có cái may, gần bốn trăm quân Nam Xương theo hầu nó lần này đều có kinh nghiệm hành quân đường núi. Hành quân nửa ngày trời không cần Lê Ý đi quản lý cái gì.

Tiền trạm, chặn hậu cùng hai bên cánh lại đã có quân nhà Đại Nội đảm bảo, ngoại trừ đường đi có chút vất vả ra tiểu hầu gia nhà chúng ta không phải lo toan điều gì.

[Uuu ... uuu ... uuu ...] Phía trước đột nhiên có tiếng tù và u thống vang lên. Lý Vĩ đang lim dim nửa ngủ nửa không trên lưng ngựa đột nhiên trở nên tỉnh như sáo, đưa còi đồng lên miệng thổi.

[Huýttt ...]

Quân Nam Xương chung quanh nghe thấy tiếng còi lệnh ngay lập tức hò hét tập kết thành đội thành ngũ ngay cạnh bờ suối.

Lý Vĩ thúc ngựa đến gần Lê Ý, cắm nha kỳ chữ "黎" (Lê) tím lịm xuống giữ đống sỏi hò hét.

- Cơ động đội hình! ... Bảo vệ thiếu chủ! ...

Mấy đội hình bộ binh quân Nam Xương chậm rãi đều nhịp tịnh di về phía nha kỳ.

Đúng lúc này, Hữu Điền Hoằng Đốc cưỡi ngựa đến vung cao tay hò hét.

- Không cần khẩn trương ... Là quân tiền trạm của ta gặp quân bạn ở chân núi Hữu Minh!

Mả mẹ nó! Thì ra là người một nhà! Làm hại tiểu hầu gia nhà chúng ta suýt nữa tiểu ra quần.

Lê Ý đương nhiên là cực kỳ nghiêm nghị phủ nhận lời vu cáo này, như thật phiên dịch lời của Hữu Điền Hoằng Đốc với Lý Vĩ.

Lý Vĩ gật đầu ra vẻ đã biết, ánh mắt vẫn lăng lệ nhìn một vòng chung quanh rồi mới đưa còi đồng lên miệng thổi liền mấy hồi.

Quân Nam Xương đang đề cao cảnh giác ngay lập tức thả lỏng trở lại, lần nữa chậm rì rì hành quân về phía đông.

Đến chân núi Hữu Minh liền thấy từng nhóm lều trại không có quy luật gì trải rộng khắp một mảnh rừng mặt tây chân núi. Đếm sơ sơ hẳn là đủ cho ngàn người trú đóng.

Lê Ý rất thất vọng, nó vốn tưởng ở đây đã sẵn có một đại doanh tươm tất rồi cơ, ai ngờ.

Hà hà ... Đống lán trại này làm nó nhớ đến năm nhất Đại Học nó cùng lũ bạn lên Tam Đảo chơi dã ngoại. Cũng là bạ đâu dựng trại đó chả có quy luật gì như thế này.

Xem số lán trại ở đây hẳn là không đủ chỗ cho binh lính trú đóng, riêng cánh quân từ phía tây của nó cùng Hữu Điền Hoằng Đốc đem đến đã gần một ngàn năm trăm người.
Lại nhìn mấy tên lính đang canh gác trên ghề núi, thằng nào thằng nấy như dế nhũi, trang phục tạp nhạp ngươi một kiểu ta một kiểu khiến nó khẽ nhăn mày khó chịu.

Hữu Điền Hoằng đốc tinh ý nhận ra, cười nói.

- Ngài không phải lo không có đủ chỗ nghỉ ngơi, phụ doanh ở đây chỉ có nhiệm vụ cảnh giới mấy đoạn chi lưu của dòng Tá Tú xuyên, đề phòng Tông Trinh Thịnh lén lút vượt tuyến chạy xuống phía nam mà thôi. Đại doanh chính thức thiết đặt ở mặt tây nam núi Hữu Minh, phần lớn người của ta đang đóng quân ở đó.

Lê Ý hơi gật nhẹ đầu ra vẻ đã hiểu.

Một cứ điểm cô độc không làm nên cơm cháo gì cả, ngoài khu vực lều trại chính hẳn là còn cắt đặt thêm vài ba phụ doanh ở chung quanh làm thanh viện, có gì tương trợ cho nhau.

Chỉ là nó vẫn chưa yên tâm hẳn, chỉ vào đám binh lính tạp nhạp trên ghế núi, bĩu môi nói.

- Chúng ta hết quân rồi à? Sao trông chúng lại như thế này? Lời khó nghe nói trước, ta là thương nhân, hễ thấy đại sự không ổn thì sẽ cho quân của ta chạy trước đấy!

Hữu Điền Hoằng Đốc hơi ngượng ngùng gãi mũi nói.

- Đây chỉ là phụ binh, phần nhiều là bọn c·ướp biển ở đảo Nhất Kỳ (đảo Iki) thấy có cơ hội đánh gãy sống lưng c·ướp biển Đối Mã liền theo hầu hòng kiếm một bát cháo loãng mà thôi! Gia chủ thấy dù gì cũng là sức lao động giá rẻ, không dùng thì phí, bèn cắt đặt chúng lo việc cảnh giới ở đây.

Lê Ý như nhớ đến cái gì, lắc đầu nói.

- Cơm cháo gì chứ, tài sản của họ Tông cùng họ Tảo Điền đã sớm vượt biển sang Triều Tiên rồi, còn lại chỉ có lĩnh dân. Dân chúng đảo Đối Mã này còn gì đáng tiền sao!

Hữu Điền Hoằng Đốc chỉ có thể cười trừ, không tiện cho ý kiến.

Đảo Đối Mã giàu thì đúng là giàu, chưởng khống một phần con đường giao thương từ Triều Tiên đến Đại Hòa, nói là tiền muôn bạc biển cũng là không đủ. Hôm đó đánh đám Oa Khấu ngoài biển bọn hắn thu được gần hai ngàn bộ chiến giáp, trong đó quá nửa còn đi kèm với khôi mạo, thối giáp, hộ thủ các thứ nguyên bộ.

Ở thời đại này chiến giáp không phải món hàng thông thường, một bộ quyển giáp tầm thường nhất đã có giá gốc không dưới hai mươi lăm lạng bạc. Thêm khôi mạo, hộ thối, hộ thủ các thứ không có bốn mươi lượng đừng hòng mơ mộng hão huyền, đến cái góc áo của chiến giáp cũng không có cửa đâu.

Hai ngàn bộ chiến giáp mà quân Đối Mã để lại nói ít cũng đáng giá sáu bảy vạn lượng bạc.

Trên một góc độ khác, hắn lại không thể không thừa nhận người dân đảo Đối Mã đúng là nghèo mạt rệp. Chặng đường từ làng Tiểu Mậu Điền đến chân núi Hữu Minh quân của hắn đi qua ba bốn ngôi làng, trăm lần như một đều là cảnh tượng dân làng xơ xác hốc hác, giương ánh mắt đờ đẫn của họ sợ hãi nhìn quan quân nhà Đại Nội hành quân qua làng.

Hữu Điền Hoằng Đốc dám khẳng định, nếu có chút sức lực vượt núi băng rừng nào chúng hẳn là đã cuốn gói chạy sạch từ khi thấy bóng dáng quân nhà Đại Nội rồi mới đúng.

Từ đó có thể mơ hồ nhận ra bất kể là họ Tông hay họ Tảo Điền cũng không nhẹ tay với đám lĩnh dân này chút nào.

Cứ xem thái độ của Hữu Điền Hoằng Đốc, Lê Ý hơi ngờ ngợ.

"Chưa chắc đời sống của lĩnh dân nhà Đại Nội đã khá hơn là bao. Haiz!"

Thôi! Mặc kệ đám lãnh chúa ở Đại Hòa, Lê Ý nhanh chân rảo bước theo Hữu Điền Hoằng Đốc tiến về phía đại doanh ở phía tây nam núi Hữu Minh.

Tiểu hầu gia nhà chúng ta là người thích sạch sẽ, cứ ở cái ổ thổ phỉ nửa vời này mấy ngày thì nó phát điên mất.
8.0
Tiến độ: 100% 202/202 chương
Tình trạng
Đã hoàn thành
Quốc gia
Unknown
Ngày đăng
27/04/2025