Chương 194: Vô Căn Chi Thủy, Vô Nguyên Chi Mộc

27/04/2025 10 8.0
Chương 191: Vô Căn Chi Thủy, Vô Nguyên Chi Mộc

Nói rồi Lê Lễ quăng kiếm cho Lê Khuyển, đoạn điên cuồng cầm liềm lội xuống một khoảnh ruộng khác, thu gặt từng giạ lúa một rồi nhanh chóng lên bờ đập lấy đập để.

Lá lúa cắt đứt cả tay cũng không để ý, cứ thế dùng bàn tay rơm rớm máu bốc từng vốc lúa tươi một lên đĩa cân.

Đích thân cân đo xong mấy giạ lúa trong khoảnh ruộng này trên mặt hiện nét mừng khấp khởi, bừng bừng sức lực đi gặt lúa ở những khoảnh ruộng còn lại.

Đến khi xác nhận hơn chục khoảnh ruộng đều cho sản lượng như nhau mới hài lòng đóng hết vào bao bố. Nước mắt lăn dài xuống hai gò má nhăn nheo, lão không làm gì nữa, ngồi phịch xuống bờ ruộng vuốt ve hết bao này đến bao khác như sờ da đàn bà.

Chả thể tin được đôi bàn tay chai sần của lão lại có thể ôn nhu như thế.

Lê Khuyển cũng đích thân lội xuống ruộng, công phục nhất phẩm màu tía giờ này cũng lấm lem là bùn, triều vật cùng với bội kiếm của lão cùng Lê Lễ không biết ném cho tên thân binh nào rồi.

Ôm hai giạ lúa thật lớn bò lên bờ, hữu ý vô tình liếc xéo về phía Lê Lễ.

“Đường đường là Thái tử Thiếu bảo, tam triều nguyên lão lại khóc như con gái về nhà chồng. Hừ!”

Thầm chửi lão Lễ như thế, bản thân Lê Khuyển lại không huyền niệm chút nào, đem hai giạ lúa đi đập xem được bao nhiêu.

Nhìn thấy quả tạ đối trọng trên đòn cân bên kia, chính bản thân lão cũng không nhìn được bật cười ha hả.

Thấy đám binh lính chuẩn bị lội sang khoảnh ruộng cuối cùng, lão vung tay hô.

- Lúa trong khoảnh ruộng đó phải để riêng ra, ngay ngày mai cho thuyền đưa về Đông Kinh trình lên Bệ Hạ!

Ánh mắt Trình Hiền sáng lên, thâm ý nhìn về phía Lê Khuyển.

Quả nhiên là con thỏ khôn trứ danh trong thành Đông Kinh, thực là danh bất hư truyền, vỗ mông ngựa cực kỳ dứt khoát mà có bài bản, không mảy may có chút huyền niệm nào.

Đến cuối giờ ngọ, toàn bộ mười hai khoảnh ruộng đều đã thu hoạch xong, mỗi khoảnh ba mẫu, tổng cộng là ba mươi sáu mẫu, thu hoạch được hết thảy năm trăm năm mươi tám tạ (33,48 tấn) lúa tươi, ngoại trừ phần gửi về Đông Kinh cho Hoàng Đế, tất cả số còn lại đều được đóng vào bao bố chất lên thần đàn.

Trịnh Đạo thay mặt Trịnh Khả kiểm kê thu hoạch, đây đều là ruộng nhà lão Trịnh đầu cả, không qua loa được.

Đại Việt chưa bao giờ ghi nhận vụ mùa nào bội thu đến thế, khiến cả đám quan văn lẫn võ đều như nổi cơn mê sảng.

Lê Lễ đến giờ này vẫn chưa lấy lại được bình tĩnh, bọn Lê Khuyển, Lê văn An cứ như bị tăng động, uống hết mấy ấm trà vẫn chưa thể thực sự hạ luồn tâm hỏa cuồn cuộn từ lồn ngực bốc lên. Thái độ của đám đại lão này khiến hơn hai ngàn quân Lạc Xương hộ vệ chung quanh như lâm đại địch, các đội các ngũ đều đề đao cập giáo đề phòng, đoản đao câu liêm sáng choang chĩa ra chung quanh, hễ có gió thổi cỏ lay là g·iết không cần hỏi.
Lúc này Lý Thối mới chắp tay với Lê Khuyển nói.

- Nhập nội Đô đốc đại nhân, có thể xay một ít ra nấu ăn thử ngay được không?

Lê Khuyển nhướng mày.

- Lúa gạo thì có gì mới lạ, sao phải mất công ăn thử?

Lý Thối ra sức lừa dối nói.

- Lương gạo là chuyện đại sự của quốc gia, không thể có chút ỷ y nào được. Dù sao cũng là lương thực thu được bơi phép canh tác mới, cũng nên nấu lên ăn thử xem có tác dụng phụ nào chưa biết hay không. Một vạn lần không may có biến hóa không mong muốn nào cũng có thể biết trước mà phòng tránh được.

Lê Khuyển nhìn quanh, thấy mọi người đều nóng lòng muốn thử liền mở một bao lúa ra bốc một vốc lên cảm nhận độ ẩm của lúa. Hơn tuần nay thời tiết khô lạnh, hạt lúa cũng tương đối khô, kiểm tra kỹ càng rồi lão cũng gật đầu sai mấy tên thân binh khiêng một bao lúa về dinh thự nhà Trịnh Khả ở huyện Lôi Dương kiếm một cái cối tre đi xay lúa.

Cả đoàn người cũng rồng rắn đi theo, muốn xem loại gạo thu được từ phép canh tác mới có thể nở ra loại hoa gì.

Cối tre quay ù ù xé toạc lớp vỏ trấu bên ngoài, để lộ từng hạt gạo mập mạp còn nguyên áo cám.

Lại đem rê rồi xát thêm hai lần nữa mới thu được gạo trắng, loại gạo mới còn chưa phơi này chỉ cần đổ lượng nước bằng độ hai phần ba gạo khô là nấu được.

Người không có kinh nghiệm cứ theo mức nước gạo khô mà nấu thì nhão nhoẹt hết.

Chẳng mấy chốc, mùi cơm mới đã lan ra khắp dinh thự.

- Do lão phu trưa nay chưa ăn gì hay loại gạo mới này thơm như thế nhỉ!

Lê văn An không giữ chút thể diện quan Hành Khiển nào, xoa xoa tay ra vẻ thèm thuồng lắm.

Lê Khuyển liếc xéo lão một cái, hơi nhướng nhướng mũi hít vài hơi rồi cũng thỏa mái cười nói.

- Mùi cơm mới lúc nào cũng thơm ngọt như vậy! Hôm nay lão phu phải ăn năm bát cơm, hà hà …

Đám người rặt một lò trưa nay chưa có hạt cơm nào trong bụng, ngửi thấy mùi cơm mới đúng là một loại t·ra t·ấn.
Gia nhân nhà Trịnh Khả dọn ra mười mấy mâm thức ăn, đến lúc này chẳng ai còn giữ lễ tiết gì nữa, nồi cơm vừa được bưng lên lão nào lão nấy xới cả bát rõ đầy.

Trên trời dưới đất có thể ăn quanh năm không biết ngán chỉ có thể là cơm.

Lê Lễ đưa một đũa cơm rõ to vào miệng, hương vị cơm mới thơm dẻo, nóng tới bỏng cả mồm cũng không nỡ nhổ ra. Lão cứ thế ăn không không gắp miếng thức ăn nào, đánh hết hai bát cơm đầy mới ngẩng đầu lên lại thấy thằng nhóc nhà Trịnh Khả ngồi mâm dưới đấu trí đấu dũng với non nửa nồi cơm gạo lứt, nhíu mày hỏi.

- Công Lộ! Có biết lũ chúng ta năm xưa khốn khó, ước mơ cả đời là ngày nào cũng có cơm gạo trắng mà ăn không? Bây giờ bọn mi sướng quá hóa rồ, có cơm gạo trắng không ăn lại ăn gạo lứt là lý làm sao?

Trịnh Đạo nghe Lê Lễ hỏi đến mình, hơi ngượng ngùng nói.

- Lạy ông! Thằng Ý nhà chú Khôi bảo sư phụ nó dạy ăn gạo lứt tốt cho sức khỏe hơn gạo trắng. Con cũng là học đòi ăn theo thôi ạ!

Lê Lễ hơi bất ngờ, nghiêng người hỏi.

- Lời ấy giải thích như thế nào?

Trịnh Đạo như thật nói.

- Tiên nhân dạy nó, gạo lứt tốt cho vận hành của não bộ, cơ xương, hơn nữa còn ngừa táo bón, tam đa nhất thiếu (tiểu đường) cũng như tăng cường sức đề kháng nói chung. Lê Ý còn nói, đám nhị đại chúng ta từ nhỏ đã hay ốm yếu cố nhiên có một phần là do cẩm y ngọc thực làm hư nhưng một phần không nhỏ còn là do ăn gạo trắng quá nhiều, lại ít vận động, không mấy khi thấy ánh mặt trời nên mới hay ốm vặt, sức lực không thể sánh với thế hệ cha chú. Mấy tháng trước con theo thuyền ra khơi với nó, hơn tháng trời chỉ ăn loại gạo này, hằng ngày phơi nắng biển cũng thấy thân thể khỏe lên trông thấy. Giờ đã thành quen, ăn gạo trắng lại thấy không thuận miệng lắm ạ!



Ngay thời điểm đám quan to quan nhỏ khắp lộ Thanh Hóa đang mâm trên mâm dưới ăn bữa cơm đầu mùa, trên khoảnh ruộng không xa dinh thự nhà Trịnh Khả lại có mười mấy anh nông dân đang châu đầu ghé tai với nhau.

Hàng tre dày cong v·út đổ bóng không chỉ che khuất tầm mắt không cho ánh nhìn của đám nông dân vụng trộm liếc qua mà còn như một tấm màn ngăn cách cái yên bình, thanh thản của ruộng vườn với cái ồn ã, náo nhiệt trong dinh thự kia.

Một thân ảnh cao to đứng ngay đầu bờ ruộng, tỉ mẩn thưởng thức cái không khí thanh lương thấm vào ruột gan khắp chung quanh.

Nhìn lại mấy gian nhà trúc trong vườn, trong một khoảnh khắc nào đó lão đã nghĩ mình thực sự thuộc về nơi đây.

Khoan thai bước dọc bờ ruộng, lão tiện tay rút một cái nõn lá tre bỏ vào miệng cẩn thận mầm lấy phần nõn trắng thơm bùi, càng đi bóng lưng lão càng trở nên hùng vĩ, một luồng khí thế gần như ngưng thực bám lấy thân hình lão mà điên cuồng rít gào về sự tồn tại của mình.

Ăn đến cái nõn lá thứ bảy thì đến chỗ mười mấy anh nông dân đang tám chuyện với nhau, thấy lão bước đến, tất cả mọi người không hẹn mà cùng tắt tiếng, ai nấy cực kỳ trịnh trọng chắp tay vái chào.

- Lạy thầy! (x12)

Ông lão tay phải hơi áp ra hiệu không cần lễ tiết rườm rà, nghiêm nghị ngồi xuống, nghiêng đầu hỏi một anh nông dân.
- Anh ở cạnh thằng nhóc đó đủ lâu, cá nhân anh cho rằng thằng nhóc đó là người như thế nào?

Anh nông dân kia nghiêm túc suy tư một lát mới mở miệng trả lời.

- Lạy thầy! Bốn năm hai tháng lẻ mười một ngày. Tôi ở chung với thằng nhóc đó đến nay đã bốn năm hai tháng lẻ mười một ngày. Thằng nhóc đó học một biết mười, quảng văn mà bác học, tôi dùng tri thức bất truyền bách gia mà khảo giáo, hiểu sâu như tay mặt thì chưa dám nói nhưng câu trả lời đều là bắn tên có đích, trực chỉ quan yếu chứ không hàm hồ qua loa chút nào. Nói là không gì không biết chưa hẳn đã là lộng ngôn, khen là thông tuệ đến mấy cũng là không đủ. Duy chỉ có nhược điểm là tuổi đời còn nhỏ, giao thiệp có lúc chưa được cơ trí lắm, đối với phép đối nhân xử thế hay phép ngự hạ hẵng còn có chỗ non nớt. Tuy nhiên, thằng này lại hay ở chỗ lòng dạ rộng rãi, dung chứa được người tài. Dám nhìn thẳng vào chỗ yếu của bản thân, đối với những điểm chưa được hoàn thiện của mình nó chưa bao giờ mảy may che giấu, khi hành sự rất kiêng kỵ duỗi tay lung tung, đức tính này hiếm có lắm. Cứ cho thằng này độ hai chục năm phát triển, họ Lê lại có một nhân vật cấp bậc cử đỉnh, một đôi vai gánh vác cả một thời đại, đảm bảo Lê thị không suy không phải là chuyện viển vông.

Ông lão nghiêm cẩn lắng nghe, hơi gật nhẹ đầu, đoạn lại trịnh trọng hỏi.

- Vậy anh nói xem, tất cả những thứ nó nói về tiên nhân, về sư phụ truyền nghệ cho nó trong mơ, về bộ chữ tượng thanh mới v.v. mọi thứ nó nói là thật sao?

Anh nông dân cẩn thận chậm chước một lát, từ ngữ trung dung hồi đáp.

- Hồi thầy! Những thứ nó nói, có một số điều tôi nghe không hiểu, nhưng cứ lấy những thứ có thể hiểu được mà xét, tôi có tám phần nắm chắc rằng thằng nhóc này khinh thường nói dối!

Nghe được lời khẳng định của anh nông dân thứ nhất, ông lão cũng không vội cho ý kiến, lại nói với một anh nông dân khác.

- Anh tìm tòi bấy lâu, có thấy tung tích gì của sư phụ nó không?

Anh nông dân thứ hai này thân bận chiếc áo cũ bằng vải đay, chân trần đứng hầu bên cạnh ông lão như bức tượng. Nghe thấy ông lão nói chuyện với mình mới hé miệng nói.

- Lạy thầy! Tôi lục tung khắp một mảnh sơn cước ven vùng Lam Sơn khôn thấy có dấu tích gì của tiên nhân, duy chỉ có vùng Khả Lam thì nghe một truyền thuyết. Chuyện rằng năm đó Thái Tổ họ Lê sai gia nhân cày cấy ở động Chiêu Nghi, một hôm có phương sĩ xuống núi, thân mặc áo trắng đúng là tự xưng họ Trịnh, hiệu là Bạch Thạch. Người này chỉ dạy cho vua táng đức Hoàng khảo (cha Lê Thái Tổ) ở một nơi nào đó trong động Chiêu Nghi. Con cháu nhờ đó được âm phù dương trợ mà thành đại nghiệp vậy! Hơn mười năm trước Thái Tổ cho xây điện Du Tiên ở đất Chiêu Nghi là vì lẽ ấy.

Ông lão vân vê râu một lát mới nói.

- Các anh có chỗ không biết, người của ta theo thương thuyền xuôi nam về Mã Lạt Gia (hồi quốc Malaca) bắt liên lạc với thương nhân Ả-rập rồi theo họ đến chư Hồi ở phía tây. Bọn chúng làm đúng theo chỉ dẫn của Lê Ý đến Mã Mộc Lưu Khắc (Hồi quốc Mamluk) liền tìm được Tử Hải (Biển C·hết) qua thực nghiệm chứng minh vùng biển này quả thật là thần kỳ, người không biết bơi cũng có thể nổi được. Sau lại tới miền bắc Đế quốc Th·iếp Mộc Nhi (Đế quốc Timurid) ở đó quả nhiên tìm được Hãn huyết bảo mã, y như truyền thuyết, giống ngựa này ngày đi ngàn dặm, leo núi như đất bằng, mồ hôi đỏ như máu. Bọn chúng còn mua về mấy cặp ngựa tốt, trại ngựa của ta đã cho phối giống, chưa rõ thành hay bại thôi. Từ Đại Việt đến Mã Mộc Lưu Khắc (Hồi quốc Mamluk) cùng Đế quốc Th·iếp Mộc Nhi đâu chỉ mười vạn dặm, một thằng nhóc bảy tám tuổi làm sao có thể biết được phong thổ những nơi đó?

Mười mấy “anh nông dân” vây quanh không nhịn được quay mặt nhìn nhau, kể cả bọn hắn đã chuẩn bị tâm lý từ trước, hôm nay nghe ông lão chính thức xác nhận, sâu trong tâm linh vẫn không nhịn được thật nhiều rung động.

Thiên hạ không ai là kẻ ngu, một núi tri thức từ trên trời rơi xuống của Lê Ý rất không bình thường, nói không ngoa cả đống gia tộc lánh đời đều đang sôi sùng sục lên nghiên cứu nó, không hẹn mà cùng vận đến cùng chút sức lực, nhân mạch, tài nguyên ít ỏi còn lại truy tìm sư phụ nó.

Trường sinh mà, từ Đế Vương chấp chưởng thiên hạ đến ẩn sĩ tiêu dao chốn thâm sơn có ai không vì hai chữ đó mà lao tâm khổ tứ cơ chứ.

Lê Ý, à không ... sư phụ tưởng tượng của Lê Ý xuất hiện cho bọn chúng một tia hy vọng - dù là nhỏ nhoi.

Vì một tia hy vọng đó, bọn hắn đào tim móc phổi theo hầu lại đáng là gì chứ? Chỉ mong cầu được một chút hào quang rơi rớt qua kẽ tay hẳn là cũng đủ để chúng thụ hưởng đời đời, thiên thu vạn tái!

“Nhóc con! Vô căn chi thủy, vô nguyên chi mộc sao? Hy vọng là mi không làm lũ chúng ta thất vọng!”
8.0
Tiến độ: 100% 202/202 chương
Tình trạng
Đã hoàn thành
Quốc gia
Unknown
Ngày đăng
27/04/2025