Chương 192: Vô Đề
27/04/2025
10
8.0
Chương 189: Vô Đề
Núi Kiến Hưng/ Quốc học Lam Sơn.
Trái ngược với Đại Nội Giáo Hoằng, gần đây khí sắc của Trình Hiền khá tốt, không chỉ vì người nhà của lão từ huyện Duy Tân (nay mà thị xã Duy Tiên/ Hà Nam) vào ở cùng với lão trong túc xá dưới chân núi Kiến Hưng, còn vì gần đây lão cùng hảo hữu Lý Thối đã được chính thức phong làm Tru·ng t·hư xá nhân.
Theo quan chế Tùy - Đường, hệ thống hành chính cơ bản được chia làm tam tỉnh gồm: Thượng thư tỉnh, Tru·ng t·hư tỉnh cùng Nội sử tỉnh (sau đổi thành Môn hạ tỉnh).
Trong đó Thượng thư tỉnh là cơ quan hành pháp, trực tiếp quản lý lục bộ, thay mặt Hoàng Đế cai trị quốc gia. Đứng đầu là thượng thư lệnh, hỗ trợ có tả hữu Bộc Xạ.
Tru·ng t·hư tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm thảo luận, quyết đoán quốc sự cùng với soạn thảo, ban hành chiếu chỉ của Hoàng Đế. Đứng đầu là Tru·ng t·hư lệnh, có tru·ng t·hư thị lang, tru·ng t·hư xá nhân hỗ trợ.
Môn hạ tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm giá·m s·át, thẩm định chính sách do Tru·ng t·hư tỉnh trình lên. Đứng đầu là quan Nạp ngôn (sau đổi thành Thị trung).
Vào lúc hùng mạnh nhất, Tam tỉnh thực tế đã hớt tay trên quyền lực của Tể Tướng, biến Tể Tướng thành một loại hư chức.
Đến thời Tống, đến lượt Tam tỉnh lại bị Cơ Mật viện cùng Tam Ty (1) coi như là bù nhìn.
Nhà Lê Sơ buổi đầu theo quan chế nhà Trần, mà nhà Trần thì học theo quan chế nhà Tống, thành ra các chức quan của Tam tỉnh dần thành hư hàm, hữu danh vô thực.
Cái chức Tru·ng t·hư xá nhân này cũng không thoát khỏi tình hình chung, vốn là chức quan có số có má trong Tru·ng t·hư tỉnh đảm nhiệm thay Hoàng Đế soạn thảo chiếu lệnh, sau khi bị giá không trở thành hư chức thì dần dần trở thành một loại “huân chương” chuyên dùng để tưởng thưởng cho người có công về ban văn.
Có gì đâu, lấy văn chức vốn chuyên soạn thảo chiếu lệnh ra phong để thể hiện người thụ phong được lòng của Hoàng Đế ý mà!
Thành ra cái chức Tru·ng t·hư xá nhân này quan hàm không cao - chính ngũ phẩm mà thôi - nhưng cũng là một loại khẳng định đối với cống hiến của Trình Thuấn Du.
Lão Trình chẳng thèm về Tru·ng t·hư tỉnh nhậm chức, nói thác là “gánh nặng đường xa, công việc bận rộn” nhưng thực ra là lão xem thường đám ngụy nho quanh năm suốt tháng xun xoe quyền quý.
Nhận lệnh Lê Nguyên Long vào Thanh Hóa đúng là quyết định sáng suốt nhất đời lão.
Nghĩ tới bản thân chỉ cần ở Quốc học Lam Sơn cầm thước gõ đầu đám học tử, ai luồn cúi nịnh nọt mặc kệ ai mà vẫn lăn lộn được cái hư chức này là lão không nhịn được nhếch mép cười đắc ý.
Đối với lão già đang trong buổi xuôi chèo mát mái này khắp núi Kiến Hưng nhìn vào chỗ nào cũng thấy thuận mắt, ờ … kể cả đám học sinh chạy hồng hộc như một bầy lợn rừng tranh giành nhau quả bóng da cũng là như thế.
Từ khi mấy thằng nhóc gia thần nhà Lê Ý nhâm mệnh chủ phổ cấp môn thể thao này cho bọn học sinh, đám thanh thiếu niên mười mấy đôi mươi liền luân hãm vào bộ môn kiện thể mãnh liệt này.
Mỗi khi tan học bọn chúng liền tranh thủ thời gian tập trung đến mấy cái sân đất trụi lủi dưới chân núi chen lấn xô đẩy sút vài phát mới chịu yên.
Ban đầu bọn Trình Hiền, Lý Thối v.v. thực sự không hiểu hai mươi bốn con người tranh nhau một quả bóng da có gì mà hấp dẫn bọn nhóc con này đến thế.
Mãi đến khi Lê Lễ vừa ngồi gãi chân vừa giải thích cho bọn lão nghe thì mấy lão nho này mới dần ngộ ra trong trò chơi này còn ẩn chứa một tầng ý đồ không dễ dàng gì nhận thấy.
Trên sân đất trọc mỗi bên mười hai người, vừa khéo phù hợp với số quân trong một ngũ tân quân mà Lê Nguyên Long mới cho xây dựng.
Ban đầu mọi người đều là một đám nghiệp dư, chỉ cần thấy bóng là lao vào như chó dái ngửi thấy mùi động dục, chẳng qua rất nhanh liền bị đám nhóc con đến từ Cẩm Giang bón hành cho dục tiên dục tử.
Bọn này chơi bóng nồng nặc hương vị quân hộ, phân chia vị trí rõ ràng, cắt đặt lớp lang cẩn thận, giữ khoảng cách đội hình nghiêm ngặt, chú trọng phối hợp sau trước.
Đám học sinh khác dù cũng không thiếu con cháu tướng môn, thân thủ nhanh nhẹn nhưng đối mặt với cái máy nghiền vô tình kia chỉ có thể bó chân chịu thua.
Duy chỉ có đám nhị đại do công tử Lê Thị con trai Lê Thụ cầm đầu mười mấy đứa rặt một lò đều là ngoại luyện, nội luyện cao thủ mới miễn cưỡng chống đỡ được một hồi.
Nhìn Lê Thị không nói không rằng mắm môi trợn mắt vận sức cả lưng eo lao vào người Lê Ứng, ép Lê Ứng không có cách nào khác ngoài nhanh chân chuyền đi, lão Trình không nhịn được bật cười ha hả.
Chỉ cần Lê Ứng cầm bóng trong chân, Lê Thị sẽ danh chính ngôn thuận “vào bóng hữu nghị” thằng ôn kia khiến Lê Ứng suýt nữa ngã ngửa ra sân mấy lần rồi.
Lão Trình vững tin nếu không phải có thủ hạ của Lê Lễ làm trọng tài tay lăm lăm tấm thẻ bài màu đỏ như hổ rình mồi bên cạnh thì bọn Lê Ứng hẳn là không thoát khỏi cảnh bị đám Lê Thị vận công đè xuống đất đánh cho một trận.
Bỏ qua mấy tên hoàn khố vô sỉ, thiên hạ không ai là người ngu, nhất là đám học sinh trường Quốc học đều là tinh anh văn võ khắp Đại Việt cả.
Chúng nhanh chóng nhận ra diễn biến trên sân bóng biến ảo liên miên, nếu không có chiến thuật rõ ràng, phân công mạch lạc thì muôn đời bị người xỏ dây vào mũi.
Dưới sự chỉ điểm như có như không của đám gia thần nhà Lê Ý, chúng nhanh chóng nắm bắt được tinh yếu, phân chia đội hình thành lớp thành lang rõ ràng, lại bầu ra đội trưởng điều tiết toàn cục.
Đội trưởng của mỗi phe vừa đúng lúc thường là trung vệ hoặc tiền vệ - người có tầm nhìn bao quát trên toàn sân đấu.
Bọn giáo thụ quan sát một hồi thấy biến chuyển này có ích cho việc xây dựng nề nếp, tinh thần tập thể cũng không tỏ ra khó chịu nữa, mặc kệ bọn học sinh muốn làm gì thì làm.
Để lại sau lưng đám học sinh dư thừa nhựa sống, lão Trình đủng đỉnh trở về túc xá xách bộ đồ câu cá ra bờ kênh nước câu cá. Ngồi nửa ngày trời cũng không thấy Lý Thối đâu, lão bất giác dùng tay niết niết cái đầu gối đang lên cơn đau buốt.
Cái lạnh mùa thu đông là khó đề phòng nhất, cốt là do người Lạc Việt ở xứ nóng ẩm, nhà cửa xây lên chú trọng vào thông thoáng chứ không mấy để tâm đến giữ ấm.
Vì vậy hơi lạnh đầu mùa dễ dàng ngấm vào tận xương cốt mà để lại mầm bệnh mạn tính h·ành h·ạ người ta đến cuối đời.
Cứ lấy chính bản thân lão mà nói, chưa tới sáu mươi tuổi, tâm trí còn rất minh mẫn nhưng cứ đến mùa này là lại kêu khổ thấu trời.
Tối nào nhi tử cũng phải ở bên dùng thuốc cao xoa bóp cho mới yên thân.
Khổ thì khổ nhưng lão cũng chả dám mở mồm ra oán trách ông trời câu nào, thời đại này người sống qua năm mươi tuổi mới c·hết đã có thể ghi lên bia mộ hai chữ “hưởng thọ” (3) được rồi.
Đời này của lão xác định cũng chỉ quanh quẩn ở núi Kiến Hưng được ngày nào là hạo thiên ba phước cho ngày đó, không dám đòi hỏi gì hơn.
“Quái đản! Bình thường nhắc đến câu cá lão đầu này dậy sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó. Sao ngày mai đã là ngày nghỉ mà giờ này vẫn chưa thấy đâu?”
Vừa lầm bầm một lát đã thấy Lý Thối một thân quan phục, áo mũ chỉnh tề ra vẻ bệ vệ bước ra khoe khoang với lão.
Trình Hiền nhếch mép cười, lão già này cùng lúc được phong Tru·ng t·hư Xá nhân với lão, quan phục màu thiên thanh đã sớm gửi vào núi Kiến Hưng, mấy ngày nay lão thấy Lý Thối cũng được nước phách lối lắm.
- Chu cha mạ ơi! Lý đại nhân nhà chúng ta hôm nay ra dáng mệnh quan triều đình nha, không biết lâu nữa không thì có thể đổi màu quan phục thành thâm lam (2) cho lũ hủ nho chúng ta được hưởng xái! Ha ha ha …
Lý Thối không nói gì, cẩn thận xét nét một hồi rồi đủng đỉnh bước vào nhà trong lột bộ quan phục ngũ phẩm ra, đoạn lại khoác giao lĩnh nửa buộc nửa không xách cần câu ngồi phịch xuống ghế xếp, đủng đỉnh nói.
- Ngày mai lúa ở huyện Lôi Dương bắt đầu thu hoạch, lũ chúng ta cũng phải xuống dưới đó làm lễ! Nông sự là gốc rễ của quốc gia, ý nghĩa trọng đại lắm, không dung lão phu không trọng thị!
Trình Hiền vỗ đầu mình đến bụp một phát, suýt chút nữa thì quên mất, cũng chạy ùa vào nhà ướm thử bộ quan phục mới nhờ lão Lý nhìn qua xem đã chỉn chu chưa, có gì để nữ công trong nhà chỉnh sửa ngay trong đêm.
Gà bay chó chạy một hồi bờ kênh mới lần nữa yên tĩnh trở lại.
Chú Thích:
(1) Theo quan chế nhà Tống, Tam Ty gồm: Diêm thiết ty, Độ chi ty cùng Hộ bộ ty.
Trong đó Diêm thiết ty chưởng quản chợ búa đê điều, quân khí v.v.
Độ chi ti chưởng quản bổng lộc, quân lương v.v.
Hộ bộ ty chưởng quản hộ khẩu, thuế má v.v.
(2) Đầu thời Lê Sơ quan hàm nhất phẩm mặc thường phục/ công phục màu tía.
Nhị phẩm, tam phẩm màu đỏ.
Tứ phẩm màu thâm lam.
Ngũ, lục, thất phẩm màu thiên thanh.
Bát, cửu phẩm màu xanh lục.
(3) Bia mộ có thể được chia làm hai loại, tang n·gười c·hết trẻ sẽ viết là “hưởng dương” tang n·gười c·hết già thì viết là “hưởng thọ”.
Núi Kiến Hưng/ Quốc học Lam Sơn.
Trái ngược với Đại Nội Giáo Hoằng, gần đây khí sắc của Trình Hiền khá tốt, không chỉ vì người nhà của lão từ huyện Duy Tân (nay mà thị xã Duy Tiên/ Hà Nam) vào ở cùng với lão trong túc xá dưới chân núi Kiến Hưng, còn vì gần đây lão cùng hảo hữu Lý Thối đã được chính thức phong làm Tru·ng t·hư xá nhân.
Theo quan chế Tùy - Đường, hệ thống hành chính cơ bản được chia làm tam tỉnh gồm: Thượng thư tỉnh, Tru·ng t·hư tỉnh cùng Nội sử tỉnh (sau đổi thành Môn hạ tỉnh).
Trong đó Thượng thư tỉnh là cơ quan hành pháp, trực tiếp quản lý lục bộ, thay mặt Hoàng Đế cai trị quốc gia. Đứng đầu là thượng thư lệnh, hỗ trợ có tả hữu Bộc Xạ.
Tru·ng t·hư tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm thảo luận, quyết đoán quốc sự cùng với soạn thảo, ban hành chiếu chỉ của Hoàng Đế. Đứng đầu là Tru·ng t·hư lệnh, có tru·ng t·hư thị lang, tru·ng t·hư xá nhân hỗ trợ.
Môn hạ tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm giá·m s·át, thẩm định chính sách do Tru·ng t·hư tỉnh trình lên. Đứng đầu là quan Nạp ngôn (sau đổi thành Thị trung).
Vào lúc hùng mạnh nhất, Tam tỉnh thực tế đã hớt tay trên quyền lực của Tể Tướng, biến Tể Tướng thành một loại hư chức.
Đến thời Tống, đến lượt Tam tỉnh lại bị Cơ Mật viện cùng Tam Ty (1) coi như là bù nhìn.
Nhà Lê Sơ buổi đầu theo quan chế nhà Trần, mà nhà Trần thì học theo quan chế nhà Tống, thành ra các chức quan của Tam tỉnh dần thành hư hàm, hữu danh vô thực.
Cái chức Tru·ng t·hư xá nhân này cũng không thoát khỏi tình hình chung, vốn là chức quan có số có má trong Tru·ng t·hư tỉnh đảm nhiệm thay Hoàng Đế soạn thảo chiếu lệnh, sau khi bị giá không trở thành hư chức thì dần dần trở thành một loại “huân chương” chuyên dùng để tưởng thưởng cho người có công về ban văn.
Có gì đâu, lấy văn chức vốn chuyên soạn thảo chiếu lệnh ra phong để thể hiện người thụ phong được lòng của Hoàng Đế ý mà!
Thành ra cái chức Tru·ng t·hư xá nhân này quan hàm không cao - chính ngũ phẩm mà thôi - nhưng cũng là một loại khẳng định đối với cống hiến của Trình Thuấn Du.
Lão Trình chẳng thèm về Tru·ng t·hư tỉnh nhậm chức, nói thác là “gánh nặng đường xa, công việc bận rộn” nhưng thực ra là lão xem thường đám ngụy nho quanh năm suốt tháng xun xoe quyền quý.
Nhận lệnh Lê Nguyên Long vào Thanh Hóa đúng là quyết định sáng suốt nhất đời lão.
Nghĩ tới bản thân chỉ cần ở Quốc học Lam Sơn cầm thước gõ đầu đám học tử, ai luồn cúi nịnh nọt mặc kệ ai mà vẫn lăn lộn được cái hư chức này là lão không nhịn được nhếch mép cười đắc ý.
Đối với lão già đang trong buổi xuôi chèo mát mái này khắp núi Kiến Hưng nhìn vào chỗ nào cũng thấy thuận mắt, ờ … kể cả đám học sinh chạy hồng hộc như một bầy lợn rừng tranh giành nhau quả bóng da cũng là như thế.
Từ khi mấy thằng nhóc gia thần nhà Lê Ý nhâm mệnh chủ phổ cấp môn thể thao này cho bọn học sinh, đám thanh thiếu niên mười mấy đôi mươi liền luân hãm vào bộ môn kiện thể mãnh liệt này.
Mỗi khi tan học bọn chúng liền tranh thủ thời gian tập trung đến mấy cái sân đất trụi lủi dưới chân núi chen lấn xô đẩy sút vài phát mới chịu yên.
Ban đầu bọn Trình Hiền, Lý Thối v.v. thực sự không hiểu hai mươi bốn con người tranh nhau một quả bóng da có gì mà hấp dẫn bọn nhóc con này đến thế.
Mãi đến khi Lê Lễ vừa ngồi gãi chân vừa giải thích cho bọn lão nghe thì mấy lão nho này mới dần ngộ ra trong trò chơi này còn ẩn chứa một tầng ý đồ không dễ dàng gì nhận thấy.
Trên sân đất trọc mỗi bên mười hai người, vừa khéo phù hợp với số quân trong một ngũ tân quân mà Lê Nguyên Long mới cho xây dựng.
Ban đầu mọi người đều là một đám nghiệp dư, chỉ cần thấy bóng là lao vào như chó dái ngửi thấy mùi động dục, chẳng qua rất nhanh liền bị đám nhóc con đến từ Cẩm Giang bón hành cho dục tiên dục tử.
Bọn này chơi bóng nồng nặc hương vị quân hộ, phân chia vị trí rõ ràng, cắt đặt lớp lang cẩn thận, giữ khoảng cách đội hình nghiêm ngặt, chú trọng phối hợp sau trước.
Đám học sinh khác dù cũng không thiếu con cháu tướng môn, thân thủ nhanh nhẹn nhưng đối mặt với cái máy nghiền vô tình kia chỉ có thể bó chân chịu thua.
Duy chỉ có đám nhị đại do công tử Lê Thị con trai Lê Thụ cầm đầu mười mấy đứa rặt một lò đều là ngoại luyện, nội luyện cao thủ mới miễn cưỡng chống đỡ được một hồi.
Nhìn Lê Thị không nói không rằng mắm môi trợn mắt vận sức cả lưng eo lao vào người Lê Ứng, ép Lê Ứng không có cách nào khác ngoài nhanh chân chuyền đi, lão Trình không nhịn được bật cười ha hả.
Chỉ cần Lê Ứng cầm bóng trong chân, Lê Thị sẽ danh chính ngôn thuận “vào bóng hữu nghị” thằng ôn kia khiến Lê Ứng suýt nữa ngã ngửa ra sân mấy lần rồi.
Lão Trình vững tin nếu không phải có thủ hạ của Lê Lễ làm trọng tài tay lăm lăm tấm thẻ bài màu đỏ như hổ rình mồi bên cạnh thì bọn Lê Ứng hẳn là không thoát khỏi cảnh bị đám Lê Thị vận công đè xuống đất đánh cho một trận.
Bỏ qua mấy tên hoàn khố vô sỉ, thiên hạ không ai là người ngu, nhất là đám học sinh trường Quốc học đều là tinh anh văn võ khắp Đại Việt cả.
Chúng nhanh chóng nhận ra diễn biến trên sân bóng biến ảo liên miên, nếu không có chiến thuật rõ ràng, phân công mạch lạc thì muôn đời bị người xỏ dây vào mũi.
Dưới sự chỉ điểm như có như không của đám gia thần nhà Lê Ý, chúng nhanh chóng nắm bắt được tinh yếu, phân chia đội hình thành lớp thành lang rõ ràng, lại bầu ra đội trưởng điều tiết toàn cục.
Đội trưởng của mỗi phe vừa đúng lúc thường là trung vệ hoặc tiền vệ - người có tầm nhìn bao quát trên toàn sân đấu.
Bọn giáo thụ quan sát một hồi thấy biến chuyển này có ích cho việc xây dựng nề nếp, tinh thần tập thể cũng không tỏ ra khó chịu nữa, mặc kệ bọn học sinh muốn làm gì thì làm.
Để lại sau lưng đám học sinh dư thừa nhựa sống, lão Trình đủng đỉnh trở về túc xá xách bộ đồ câu cá ra bờ kênh nước câu cá. Ngồi nửa ngày trời cũng không thấy Lý Thối đâu, lão bất giác dùng tay niết niết cái đầu gối đang lên cơn đau buốt.
Cái lạnh mùa thu đông là khó đề phòng nhất, cốt là do người Lạc Việt ở xứ nóng ẩm, nhà cửa xây lên chú trọng vào thông thoáng chứ không mấy để tâm đến giữ ấm.
Vì vậy hơi lạnh đầu mùa dễ dàng ngấm vào tận xương cốt mà để lại mầm bệnh mạn tính h·ành h·ạ người ta đến cuối đời.
Cứ lấy chính bản thân lão mà nói, chưa tới sáu mươi tuổi, tâm trí còn rất minh mẫn nhưng cứ đến mùa này là lại kêu khổ thấu trời.
Tối nào nhi tử cũng phải ở bên dùng thuốc cao xoa bóp cho mới yên thân.
Khổ thì khổ nhưng lão cũng chả dám mở mồm ra oán trách ông trời câu nào, thời đại này người sống qua năm mươi tuổi mới c·hết đã có thể ghi lên bia mộ hai chữ “hưởng thọ” (3) được rồi.
Đời này của lão xác định cũng chỉ quanh quẩn ở núi Kiến Hưng được ngày nào là hạo thiên ba phước cho ngày đó, không dám đòi hỏi gì hơn.
“Quái đản! Bình thường nhắc đến câu cá lão đầu này dậy sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó. Sao ngày mai đã là ngày nghỉ mà giờ này vẫn chưa thấy đâu?”
Vừa lầm bầm một lát đã thấy Lý Thối một thân quan phục, áo mũ chỉnh tề ra vẻ bệ vệ bước ra khoe khoang với lão.
Trình Hiền nhếch mép cười, lão già này cùng lúc được phong Tru·ng t·hư Xá nhân với lão, quan phục màu thiên thanh đã sớm gửi vào núi Kiến Hưng, mấy ngày nay lão thấy Lý Thối cũng được nước phách lối lắm.
- Chu cha mạ ơi! Lý đại nhân nhà chúng ta hôm nay ra dáng mệnh quan triều đình nha, không biết lâu nữa không thì có thể đổi màu quan phục thành thâm lam (2) cho lũ hủ nho chúng ta được hưởng xái! Ha ha ha …
Lý Thối không nói gì, cẩn thận xét nét một hồi rồi đủng đỉnh bước vào nhà trong lột bộ quan phục ngũ phẩm ra, đoạn lại khoác giao lĩnh nửa buộc nửa không xách cần câu ngồi phịch xuống ghế xếp, đủng đỉnh nói.
- Ngày mai lúa ở huyện Lôi Dương bắt đầu thu hoạch, lũ chúng ta cũng phải xuống dưới đó làm lễ! Nông sự là gốc rễ của quốc gia, ý nghĩa trọng đại lắm, không dung lão phu không trọng thị!
Trình Hiền vỗ đầu mình đến bụp một phát, suýt chút nữa thì quên mất, cũng chạy ùa vào nhà ướm thử bộ quan phục mới nhờ lão Lý nhìn qua xem đã chỉn chu chưa, có gì để nữ công trong nhà chỉnh sửa ngay trong đêm.
Gà bay chó chạy một hồi bờ kênh mới lần nữa yên tĩnh trở lại.
Chú Thích:
(1) Theo quan chế nhà Tống, Tam Ty gồm: Diêm thiết ty, Độ chi ty cùng Hộ bộ ty.
Trong đó Diêm thiết ty chưởng quản chợ búa đê điều, quân khí v.v.
Độ chi ti chưởng quản bổng lộc, quân lương v.v.
Hộ bộ ty chưởng quản hộ khẩu, thuế má v.v.
(2) Đầu thời Lê Sơ quan hàm nhất phẩm mặc thường phục/ công phục màu tía.
Nhị phẩm, tam phẩm màu đỏ.
Tứ phẩm màu thâm lam.
Ngũ, lục, thất phẩm màu thiên thanh.
Bát, cửu phẩm màu xanh lục.
(3) Bia mộ có thể được chia làm hai loại, tang n·gười c·hết trẻ sẽ viết là “hưởng dương” tang n·gười c·hết già thì viết là “hưởng thọ”.
Tiến độ: 100%
202/202 chương
Tình trạng
Đã hoàn thành
Quốc gia
Unknown
Ngày đăng
27/04/2025
Thể loại
Tag liên quan