Chương 320: Bố cục châu á (6)

27/04/2025 10 7.0
Chương 320: Bố cục châu á (6)

- Đúng rằng đế quốc tư bản là kẻ xâm lược và gieo rắc đau thương cho rất nhiều dân tộc khác.

- Nhưng quy luật vận hành của thế giới diễn ra như vậy, sự xuất hiện của đế quốc tư bản là tất yếu trong tiến trình lịch sử, đồng thời thúc đẩy hình thành chủ nghĩa xã hội nhằm chống lại những kẻ tàn độc ấy.

- Giống như những cục phân vậy, dù rằng chúng bốc mùi thum thủm mỗi ngày nhưng lại cần thiết để giúp đất trồng và cây lúa lớn lên, góp phần quan trọng trong vòng lặp luân hồi.

- Nếu chúng ta chỉ vì chán ghét sự xấu xa, bẩn thỉu mà chối bỏ sự tồn tại của đế quốc thì tức là đang đi ngược lại quy luật tự nhiên, đến ngay cả lá mít chùi đít cũng có công dụng riêng của nó.

- Việc chúng ta cần làm là tìm hiểu, phân tích, thấy rõ sự thối nát và bẩn thỉu bên trong chúng để lựa chọn con đường đúng đắn của ta, ngăn cản tư tưởng lệch lạc thâm nhập vào trong nhân dân chứ không phải biến tất cả thành kẻ thù.

- Mặt khác, bè lũ đế quốc không phải thống nhất một lòng.

- Bọn chúng cũng sẽ cấu xé, ăn thịt lẫn nhau.

- Nếu biết tận dụng, chúng ta có thể biến chính những đế quốc tư bản trở thành trợ lực giúp Đại Việt tiêu diệt những đế quốc xấu xa hơn.

Đây là những gì Trần Tí rút ra được thông qua kiến thức tương lai.

Ở thế giới cũ, trước khi Liên Xô tan rã, các nước đế quốc tư bản có tình cảm nồng nàn thắm thiết, khẳng khái giúp đỡ chi hàng đống tiền để hỗ trợ lẫn nhau, thành lập liên minh sắt thép bóp c·hết Liên Xô cho bằng được bất chấp mọi giá.

Nhưng chỉ ngay khi Liên Xô có dấu hiệu suy yếu, liên minh giữa họ lập tức ngầm biến thành đống giấy lộn, mạnh ai người đó ngầm tìm đường riêng.

Kẻ thì thành lập liên minh thống nhất đồng tiền chung, người thì xây dựng hệ thống đô la – dầu mỏ bắt ép cả thế giới phải dùng tiền của mình.

Chỉ có Nhật Bản ngơ ngơ ngác ngác không đề phòng chút nào bị đấm vỡ mồm, sụp đổ toàn bộ nền kinh tế, đất nước thụt lùi liên tục hàng chục năm dù chỉ ngay trước đó, những người sống trước năm 1990 thậm chí còn đoán rằng Nhật Bản sẽ sớm vượt Mỹ về kinh tế và châu âu trở thành trung tâm thế giới mới.

Tất cả chỉ vì Nhật Bản vẫn còn quá ngây thơ, khi mà Liên Xô sụp đổ thì một nước Nhật hùng mạnh trở thành cái gai trong mắt của các đế quốc tư bản khác vì chẳng cần chốt chặn bao vây nữa.
[Các bạn không tin có thể tra các bài báo cũ, trước khi bị Mỹ dùng quyền lực, quân sự, can thiệp nội bộ, chính trị để bóp c·hết kinh tế Nhật Bản thì nhiều người đã dự đoán là kinh tế Nhật sẽ sớm vượt qua Mỹ.

Thời đó, Mỹ đã cưỡng chế bắt công ty Nhật Bản phải cống nạp công nghệ và phí bồi thường cho các tập đoàn thân Mỹ vì tội dám có công nghệ, kỹ thuật vượt trội hơn mình.]

Nó cũng cho thấy một khía cạnh khác khi mà bè lũ đế quốc tư bản sẽ tự cấu xé lẫn nhau nếu không có một mối nguy hiểm khổng lồ như Liên Xô.

Chính vì lẽ đó, thay vì biến Đại Việt thành một “Liên Xô” phương đông bị đế quốc tư bản bao vây c·ấm v·ận tới c·hết, Trần Tí sẽ tạo ra một con đường khác, ít mang tính uy h·iếp và dễ hợp tác với các đế quốc tư bản hơn.

Đại Việt sẽ tồn tại như một cường quốc nhưng không đủ để uy h·iếp đến toàn bộ hệ thống đế quốc xâm lược, đó chính là giải pháp chính xác nhất khi mà phe đế quốc còn chiếm tới hơn chín mươi phần trăm tổng nguồn lực trên thế giới, cách biệt sức mạnh quá xa.

- Trong trường hợp đế quốc Anh c·ấm v·ận Đại Việt trong tương lai, chúng ta vẫn có thể nhập dầu từ Mỹ, hoặc ngược lại, Mỹ c·ấm v·ận thì chúng ta nhập nguyên liệu từ châu phi, Ai Cập đang bị Anh kiểm soát.

- Ngoài ra còn có nam mỹ, Nga...

- Chỉ cần không khiến toàn bộ đế quốc tư bản phải sợ hãi, liên hợp lại bao vây thì Đại Việt chúng ta dư sức chống chọi với một vài đế quốc riêng lẻ, cho dù có là đế quốc Anh hùng mạnh nhất.

- Đó là phương hướng chính mà Đại Việt sẽ hướng tới, mọi người thấy thế nào?

Trần Tí giang hai tay ra, trông chờ mọi người có thể hiểu được suy nghĩ của mình và viễn cảnh tan vỡ của Liên Xô.

Không phụ lòng mong mỏi của anh, nhiều lãnh đạo thuộc bên chính phủ tỏ ra đồng tình.

- Lãnh tụ nói rất đúng.

- Trên thực tế, sức mạnh kinh tế của Đại Việt so với toàn thế giới chỉ chiếm tối đa đến một, hai phần là cùng.

- Cũng nhờ vào các đồng chí bên q·uân đ·ội liên tục giành những chiến thắng vang dội, quá xuất sắc so với phần còn lại nên vị thế Đại Việt mới cao như vậy.
Người nói chuyện là thủ tướng, ông ấy nhìn sang các tướng lĩnh tỏ lòng tôn kính.

Quả thật, quân sự của Đại Việt đã hùng mạnh tới mức vượt xa mọi đối thủ trong khu vực, tất cả đều nhờ dàn tướng lĩnh xuất sắc cùng binh lính tinh nhuệ bậc nhất thế giới.

Nói không ngoa thì toàn bộ châu á có liên minh lại t·ấn c·ông cũng sẽ bị bộ đội Đại Việt đấm vỡ mồm.

- Nhưng nếu bị bao vây, c·ấm v·ận về kinh tế thì khác.

- Lãnh thổ, tài nguyên của Đại Việt có giới hạn, việc chống lại các nước đế quốc đang nắm giữ chín mươi phần trăm tài nguyên của thế giới là bất khả thi.

- Mọi người có thể nghĩ rằng bản thổ đế quốc nhỏ và nghèo tài nguyên nhưng nên nhớ thuộc địa của chúng màu mỡ đến thế nào.

Đây chính là kiến thức mà nhiều người thường bị nhầm lẫn.

Ví dụ nếu xét tổng thể tài nguyên của một quốc gia phải xét đến cả thuộc địa của nó nữa.

Nhiều người hay nhầm lẫn Anh, Pháp, Nhật là nước nghèo tài nguyên, phát triển đi lên nhờ năng lực nhưng họ quên những đế quốc này hút máu từ vựa lúa thế giới Ấn Độ, lục địa kim cương châu phi, thùng dầu Trung Đông, núi than Triều Tiên, Đại Hạ đông dân…

Nếu gộp chung cả những thuộc địa bị đế quốc hút máu lại thì sự thật chúng phát triển rất chậm dù sở hữu lượng tài nguyên khổng lồ chiếm hơn chín mươi phần trăm tiềm lực của thế giới vì chỉ bòn rút, tập trung về bản thổ.

Vậy nên bảo đế quốc tư bản thiếu tài nguyên những phát triển nhanh là nhầm to, bị truyền thông xuyên tạc lừa gạt.

Chỉ có bản thổ của đế quốc tư bản mới thiếu tài nguyên nên phải đi c·ướp b·óc khắp nơi thôi chứ thuộc địa của họ thì giàu có vô kể, lãng phí thất thoát biết bao nhiêu tài nguyên của thế giới mới xây được một vài thành phố giàu có trên mồ hôi, xương máu thuộc địa.

Với việc sở hữu hầu hết tài nguyên, nguồn lực trên thế giới nên không khó hiểu khi thủ tướng Đại Việt không muốn có một cuộc chiến kinh tế với toàn bộ thế giới đế quốc thực dân:

- Vậy nên, tôi ủng hộ hoàn toàn kế hoạch của lãnh tụ, đây quả thực là biện pháp tốt nhất cho Đại Việt chúng ta trong thời điểm này.
Thủ tướng dẫn đầu, các bộ trưởng, lãnh đạo bên chính phủ cũng đồng loạt ủng hộ.

- Tôi đồng ý!

- Tôi cũng ủng hộ!

Lúc này, tâm điểm chú ý dồn sang phía tướng lĩnh quân sự.

Rõ ràng, việc chuyển hướng sang giả vờ yếu thế thì bên thiệt thòi nhất đương nhiên là q·uân đ·ội.

Chi phí quốc phòng, quân số và chính sách thiên hướng quân sự đều sẽ bị cắt giảm, ngoài ra việc nhượng bộ cũng ảnh hưởng đến cảm quan của người dân về q·uân đ·ội.

Phần lớn người thường sẽ không hiểu nguyên do, họ chỉ cảm thấy đột nhiên nền an ninh, quốc phòng của đất nước bị yếu đi, dù chỉ về mặt hình thức.

Nói tóm lại, bên q·uân đ·ội sẽ là lực lượng chịu thiệt nhất.

- Thưa lãnh tụ!

- Thưa các đồng chí!

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đứng dậy đại diện cho các tướng lĩnh q·uân đ·ội.

- Nói thực lòng, chúng tôi, những người lính, đều có suy nghĩ rất đơn giản.

- Đó là sẵn sàng đứng lên cầm súng, cầm gậy, cầm lấy bất cứ thứ gì trên tay để tiêu diệt kẻ thù uy h·iếp đến sự an toàn của đất nước, nhân dân.

- Không quan tâm đối phương đông cỡ nào, hùng mạnh ra sao, phải chịu mọi loại gian khổ, khó khăn trên đời, chỉ cần có thể giữ gìn non sông gấm vóc, quê cha đất tổ, chúng tôi quyết không lùi dù chỉ một bước.

Theo từng lời nói đanh thép mà ông ấy nói ra, mọi người trong phòng đều có thể tưởng tượng ra cảnh người lính ăn gió uống sương, lội mưa vượt bão, cheo leo trên dãy núi Trường Sơn bạt ngàn vô tận, tay luôn ghì chặt khẩu súng với tinh thần quyết thắng, quyết chiến.

Hình ảnh người lính Đại Việt chính là thân thuộc và đáng kính như thế.
7.0
Tiến độ: 100% 332/332 chương
Tình trạng
Đã hoàn thành
Quốc gia
Unknown
Ngày đăng
27/04/2025