Chương 46: Buổi Học Đầu Tiên (1)
26/04/2025
10
8.0
Chương 46: Buổi Học Đầu Tiên (1)
Bà Dung giống như bao bà mẹ châu Á khác, đều cực coi trọng việc học hành của con trai tuy nhiên với một người trăm công ngàn việc như bà Dung thì cũng khó mà ‘chăm chăm’ vào con cái được.
Ví như bà Dung nhất quyết đèo Minh đi nhập học nhưng từ sau hôm khai giảng thì Minh phải tự đến trường.
Minh cũng không muốn mình quá bắt mắt cho nên không đi xe đạp điện tới trường mà là đi con xe đạp hồi cấp 2 của hắn.
Thực tế thì từ nhà Minh đi đến trường thì đi bộ cũng không có vấn đề gì, quãng đường không xa lắm.
7h30 bắt đầu vào lớp học, Minh 7h bắt đầu đạp xe từ nhà, một tay lái xe đạp một tay cầm bánh khúc, vừa lái vừa ăn.
Hắn mới phát hiện ra gần nhà hắn có một cô bán bánh khúc cực kỳ ngon, chí ít nó hợp khẩu vị của Minh.
Một tay đạp xe, việc này tương đối nguy hiểm nhưng đây là năm 2000, đường phố Hà Nội thật sự rất vắng vẻ nhất là sáng sớm, đường thông hè thoáng cực kỳ.
Đổi lại mấy chục năm sau, Minh cũng sẽ không buông thả bản thân như vậy.
Đạp xe qua đoạn Quán Thánh, cắt ngang qua đường Thanh Niên sau đó đi vào đoạn đường Thuỵ Khuê, lúc này Minh cũng đã nhìn thấy nhiều anh chị cùng trường đang di chuyển hơn.
Nhìn người người nhà nhà mặc đồng phục Chu Văn An, bản thân Minh không khỏi nhìn lại mình.
Một chiếc áo sơ mi trắng thêm quần âu sẫm mầu, chân đi một đôi Thượng Đình, nhìn có phần ‘lạc quẻ’ so với các học sinh xung quanh.
Biết làm sao được, bọn hắn còn chưa có đồng phục.
Đạp xe khoảng 10 phút, Minh rốt cuộc đến trường sau đó theo thói quen nghiêng cổ tay nhìn đồng hồ.
Một thân quần áo của Minh rất bình thường, cũng không có đồ hiệu gì đáng nói nhưng hắn lại đeo đồng hồ, một con Rolex Submariner 16610, có giá hơn 5000 USD.
Con Rolex này cũng không thuộc về Cao Thanh Minh mà là đồ của Cao Thanh Lâm để lại trước khi đi du học.
Ông anh không dùng, cũng không mang ra nước ngoài cho nên để lại cho cậu em, Cao Thanh Minh yêu thích chiếc Rolex này cực kỳ.
Đừng nói là Cao Thanh Minh, cho dù là Minh cũng yêu thích khó mà buông tay.
Nói ra cũng xấu hổ, cho dù kiếp trước Minh có chút tiền thì cũng chỉ có thể nhìn thấy Rolex trên mạng, nào có tư cách đeo nguyên con Rolex trên tay ?.
Dĩ nhiên chuyến này Minh mang Rolex đến trường cũng không phải vì khoe của, tại Việt Nam giai đoạn này cũng không nhiều người nhận ra Rolex để mà khoe.
Minh mang theo Rolex hiển nhiên là có việc cần dùng.
Gửi xe đạp ở cổng sau của trường, Minh rất nhanh đi thẳng lên lớp học.
Minh đến lớp không tính là quá sớm, trong lớp lúc này đã ngồi không ít bạn học.
Việc xuất hiện của Minh cũng không khiến bao nhiêu bạn học chú ý, có nhìn cũng chỉ liếc qua Minh mà thôi dù sao mỗi người đều có việc riêng.
Có nhóm đang túm năm tụm ba trò chuyện với nhau, có nhóm thì đang ngồi đánh bài, cũng có người lấy sách vở ra để trước bàn, tuy nhiên cũng không biết đang học gì ?.
Minh đi về chỗ của mình, đặt cặp sách lên bàn sau đó cũng không có chỗ mà ngồi bởi vì bàn học của hắn đang bị chiếm.
Có 4 cậu trai đang ngồi đánh bài bao quát Luân.
Nhìn thấy đám bạn bè cùng lớp đang chơi, Minh cũng không thể không tấm tắc.
Không rõ cái môn ‘bài tây’ này du nhập vào Việt Nam từ bao giờ nhưng đúng là có khả năng gắn kết tất cả mọi người vào với nhau.
Thân là người đến sau, không xin được 1 chân đánh bài thì Minh cũng rất thoải mái đứng xem mấy ông bạn cùng lớp đánh tá lả.
Cứ ngồi xem một lúc chẳng biết lúc nào tiếng trống trường vang lên báo hiệu tiết học đầu tiên của khối lớp 10 bắt đầu.
Học sinh thời này rất ngoan, chỉ cần tiếng trống báo giờ vang lên thì cũng không ai ngồi lại chơi quá giờ, đều nhanh chóng ai về chỗ nấy đợi giáo viên đi vào.
Ngồi vào bàn học, bản thân Minh cũng háo hức cực kỳ, tiết đầu tiên của thời cấp 3 cơ mà ?.
Không để đám học sinh đợi lâu lắm, có một cô giáo mặc áo dài chẩm rãi đi vào.
Nhìn thấy cô giáo, không ít học sinh nam ở trong lớp cảm thấy hai mắt sáng lên.
Đây là một cô giáo rất trẻ, khuôn mặt thanh tú cùng với mái tóc cắt ngang vai, thân hình trong bộ áo dài thướt tha phải nói là ‘khúc nào ra khúc đó’ dĩ nhiên không quá mức nóng bỏng nhưng ở cái thời đại này, cô giáo như vậy cứ như đang phát sáng vậy.
“Cô giáo xinh như vậy ?”
“Không hổ là trường chuyên của thành phố”.
Minh nghe được câu nói này của thằng Luân cùng bàn thì khẽ lắc đầu, hắn cảm thấy thằng bạn đúng là ‘tuổi trẻ chưa trải sự đời’ cứ như lần đầu tiên thấy giáo viên xinh đẹp vậy.
Thực tế thì vào năm 2000, các giáo viên bộ môn tiếng Anh, mỹ thuật hay âm nhạc thường thường trẻ hơn các giáo viên bộ môn khác mà trẻ hơn dĩ nhiên cũng xuân sắc hơn.
“Chào cả lớp, cô gọi là Chi, Nguyễn Quỳnh Chi, cô là giáo viên dạy tiếng Anh cho lớp mình năm nay”
“Cô cũng mới đi dạy được 5 năm thôi nhưng mà trong 5 năm qua cô vẫn chưa từng dạy quá giờ lần nào”.
Cô Chi vừa nói đến đây, phòng học an tĩnh một chút sau đó mấy đứa con trai bàn cuối đã hú lên, rất nhanh cả lớp cũng bắt đầu vỗ tay reo hò.
Bất kể là cấp 2 hay cấp 3 vấn nạn dạy quá giờ của giáo viên cũng là thứ nhức nhối với học sinh.
Giáo viên mượn 2-3 phút nghỉ giải lao của học sinh để dạy quá tiết là bình thường, quá đáng nhất Minh từng gặp giáo viên dạy thông qua luôn cả giờ giải lao, nối thẳng sang tiết sau.
Giáo viên không dạy quá tiết trong mắt rất nhiều học sinh có khi còn hiếm hơn động vật trong sách đỏ nữa, đám học sinh không reo hò mới lạ.
Thấy mình được ủng hộ như vậy, cô Chi tủm tỉm cười sau đó cũng rất nhanh nói.
“Tuy vậy cô có một yêu cầu, cô hy vọng mỗi tiết học 45 phút của lớp mình đều phải có chất lượng tốt nhất, mọi người nghiêm túc nghe giảng, nghiêm túc xây dựng bài học được không ?”.
Cái này được hay không ? thực tế là không.
Học sinh luôn hy vọng giáo viên không dạy quá giờ nhưng bảo tất cả học sinh nghiêm túc nghe giảng thì đúng là khó nhất là cái môn tiếng Anh này.
Tất nhiên cô giáo đã nói vậy, ai dám nói không ? cả lớp rất nhanh đồng thanh.
“Vâng ạ”.
Nói gì thì nói, tố chất lớp học của Minh vẫn rất cao, học sinh nào ở thời cấp 2 chẳng là con ngoan trò giỏi trong mắt bố mẹ cùng nhà trường.
Cô Chi nhận được câu trả lời thoả mãn thì hài lòng gật đầu, tiếp đó cầm phấn lên bắt đầu viết thứ ngày tháng.
Wednesday, September 6, 2000.
Những dòng chữ trắng đầu tiên viết lên trên bảng đen, chữ của cô Chi xác thật là đẹp.
Cô Chi viết xong thứ ngày tháng thì bắt đầu nói.
“Cả lớp, cái này chắc nhiều bạn biết đọc rồi nhưng mọi người vẫn đọc theo cô nhé”.
Cầm thước gỗ, cô bắt đầu vừa đọc vừa chỉ thứ ngày tháng cho học sinh bên dưới đọc theo.
Khi học sinh bên dưới đồng thanh đáp lại theo từng chữ cô Chi kể, cô giáo mới hài lòng mà cười nói.
“Được rồi, bây giờ các em lấy sách tiếng Anh ra, chúng ta học Lession 1”
“Hôm nay chúng ta có hai tiết, tiết thứ nhất sẽ học bài trong sách giáo khoa, tiết thứ hai cô sẽ cho các em vận dụng đối đáp với nhau”
“Ngoài ra cô cũng muốn nói cho các em rõ, không biết giáo viên cấp 2 của các em có nói rõ không nhưng tiếng Anh của nước ta được bộ giáo dục quy định là lấy tiếng Anh – Mỹ làm chủ”
“Tiếng Anh Mỹ với tiếng Anh Anh tuy có sự tương đồng rất lớn nhưng vẫn có khác nhau, ví dụ điển hình nhất là Soccer”
“Từ này cả tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ đều là bóng đá nhưng tiếng Anh Anh thì bóng đá được gọi là Football, rất ít người gọi là Soccer”.
Tiếp đó, tiết học đầu tiên của Minh tại mái trường cấp 3 bắt đầu.
_ _ _ _ _ _
Tiếng Anh trong mắt Minh về cơ bản là đồ ăn, cho dù cô Chi trên bục giảng cũng khó mà so được với Minh.
Tuy kiếp trước Minh chỉ thi được Ielts 7.0 nhưng đây không phải toàn bộ thực lực của hắn dù sao cái bằng Ielts 7.0 của Minh cũng là năm hắn 25 tuổi.
Sau này, trình độ ngoại ngữ của Minh càng ngày càng tăng nhưng hắn cũng đã không cần lại đi thi Ielts để kiếm bằng mới, trình độ Ielts thực tế của Minh phải 8..
Trình độ tiếng Anh trung bình của giáo viên cấp 3 là bao nhiêu ? nó khoảng 5..
Nghe thì khó tin nhưng dù sao đây mới là năm 2000, ngươi có thể yêu cầu cao bao nhiêu với giáo viên ? đương nhiên cũng không phải không có người giỏi nhưng xác thật không nhiều.
Cô Chi có thể đứng bục giảng ở trường chất lượng cao như Chu Văn An thì trình độ Ielts cũng cao hơn trung bình không ít, khoảng 6.
Trình độ này đã không thấp, đã có thể đủ điều kiện đi xin học bổng du học ở thời đại này, tất nhiên vẫn không bằng Minh nhưng không phải vì thế mà Minh không nghe giảng hoặc coi thường người ta, ngược lại Minh cực kỳ chăm chú.
Hắn lấy vở ra, tay hắn ghi chép liên hồi, so với tất cả các bạn trong lớp quả thật lộ ra khác biệt.
Tiếng Anh cấp 3 vốn chỉ dừng ở việc ghi lại từ mới thôi, ngoài ra còn có một số mẫu câu, sau đó thì không cần lại ghi chép quá nhiều nhưng Minh thì đang không ngừng viết chữ.
Cô Chi nói một từ, Minh viết lại y nguyên một từ trên vở, cứ như hắn đang ghi chép lại toàn bộ buổi học này vậy.
Đã lâu lắm rồi Minh mới có lại cảm giác này, trong ký ức của Minh nhiều năm trước khi còn ngồi trên mái nhà trường, hắn cũng làm như vậy.
Giáo viên nói gì, hắn viết cái gì lên vở, cố gắng một từ cũng không bỏ lỡ, cứ viết liên hồi như vậy sẽ tạo thành một loại thói quen, có thể vừa học vừa nhớ.
Năm đó hắn viết rất mệt mỏi, sau mỗi tiết học thì cổ tay đau buốt nhưng hiện tại hắn viết rất dễ dàng bởi hắn so với năm đó . .. có nhiều kinh nghiệm hơn, ví như khả năng tốc ký.
Một bên viết y xì đúc những thứ cô Chi nói, một bên thỉnh thoảng Minh vẫn đưa tay phát biểu xây dựng bài.
Minh cũng không biết người khác nghĩ ra sao nhưng Minh thật sự cảm thấy thích thú, cảm thấy khoái cảm của học tập.
Không hẳn là để đầu óc tiếp thu kiến thức mới hay cô Chi dạy cái gì quá đặc sắc nhưng được trải nghiệm lại cảm giác đi học ở thời cấp 3 đôi khi cũng là một loại hưởng thụ.
Bà Dung giống như bao bà mẹ châu Á khác, đều cực coi trọng việc học hành của con trai tuy nhiên với một người trăm công ngàn việc như bà Dung thì cũng khó mà ‘chăm chăm’ vào con cái được.
Ví như bà Dung nhất quyết đèo Minh đi nhập học nhưng từ sau hôm khai giảng thì Minh phải tự đến trường.
Minh cũng không muốn mình quá bắt mắt cho nên không đi xe đạp điện tới trường mà là đi con xe đạp hồi cấp 2 của hắn.
Thực tế thì từ nhà Minh đi đến trường thì đi bộ cũng không có vấn đề gì, quãng đường không xa lắm.
7h30 bắt đầu vào lớp học, Minh 7h bắt đầu đạp xe từ nhà, một tay lái xe đạp một tay cầm bánh khúc, vừa lái vừa ăn.
Hắn mới phát hiện ra gần nhà hắn có một cô bán bánh khúc cực kỳ ngon, chí ít nó hợp khẩu vị của Minh.
Một tay đạp xe, việc này tương đối nguy hiểm nhưng đây là năm 2000, đường phố Hà Nội thật sự rất vắng vẻ nhất là sáng sớm, đường thông hè thoáng cực kỳ.
Đổi lại mấy chục năm sau, Minh cũng sẽ không buông thả bản thân như vậy.
Đạp xe qua đoạn Quán Thánh, cắt ngang qua đường Thanh Niên sau đó đi vào đoạn đường Thuỵ Khuê, lúc này Minh cũng đã nhìn thấy nhiều anh chị cùng trường đang di chuyển hơn.
Nhìn người người nhà nhà mặc đồng phục Chu Văn An, bản thân Minh không khỏi nhìn lại mình.
Một chiếc áo sơ mi trắng thêm quần âu sẫm mầu, chân đi một đôi Thượng Đình, nhìn có phần ‘lạc quẻ’ so với các học sinh xung quanh.
Biết làm sao được, bọn hắn còn chưa có đồng phục.
Đạp xe khoảng 10 phút, Minh rốt cuộc đến trường sau đó theo thói quen nghiêng cổ tay nhìn đồng hồ.
Một thân quần áo của Minh rất bình thường, cũng không có đồ hiệu gì đáng nói nhưng hắn lại đeo đồng hồ, một con Rolex Submariner 16610, có giá hơn 5000 USD.
Con Rolex này cũng không thuộc về Cao Thanh Minh mà là đồ của Cao Thanh Lâm để lại trước khi đi du học.
Ông anh không dùng, cũng không mang ra nước ngoài cho nên để lại cho cậu em, Cao Thanh Minh yêu thích chiếc Rolex này cực kỳ.
Đừng nói là Cao Thanh Minh, cho dù là Minh cũng yêu thích khó mà buông tay.
Nói ra cũng xấu hổ, cho dù kiếp trước Minh có chút tiền thì cũng chỉ có thể nhìn thấy Rolex trên mạng, nào có tư cách đeo nguyên con Rolex trên tay ?.
Dĩ nhiên chuyến này Minh mang Rolex đến trường cũng không phải vì khoe của, tại Việt Nam giai đoạn này cũng không nhiều người nhận ra Rolex để mà khoe.
Minh mang theo Rolex hiển nhiên là có việc cần dùng.
Gửi xe đạp ở cổng sau của trường, Minh rất nhanh đi thẳng lên lớp học.
Minh đến lớp không tính là quá sớm, trong lớp lúc này đã ngồi không ít bạn học.
Việc xuất hiện của Minh cũng không khiến bao nhiêu bạn học chú ý, có nhìn cũng chỉ liếc qua Minh mà thôi dù sao mỗi người đều có việc riêng.
Có nhóm đang túm năm tụm ba trò chuyện với nhau, có nhóm thì đang ngồi đánh bài, cũng có người lấy sách vở ra để trước bàn, tuy nhiên cũng không biết đang học gì ?.
Minh đi về chỗ của mình, đặt cặp sách lên bàn sau đó cũng không có chỗ mà ngồi bởi vì bàn học của hắn đang bị chiếm.
Có 4 cậu trai đang ngồi đánh bài bao quát Luân.
Nhìn thấy đám bạn bè cùng lớp đang chơi, Minh cũng không thể không tấm tắc.
Không rõ cái môn ‘bài tây’ này du nhập vào Việt Nam từ bao giờ nhưng đúng là có khả năng gắn kết tất cả mọi người vào với nhau.
Thân là người đến sau, không xin được 1 chân đánh bài thì Minh cũng rất thoải mái đứng xem mấy ông bạn cùng lớp đánh tá lả.
Cứ ngồi xem một lúc chẳng biết lúc nào tiếng trống trường vang lên báo hiệu tiết học đầu tiên của khối lớp 10 bắt đầu.
Học sinh thời này rất ngoan, chỉ cần tiếng trống báo giờ vang lên thì cũng không ai ngồi lại chơi quá giờ, đều nhanh chóng ai về chỗ nấy đợi giáo viên đi vào.
Ngồi vào bàn học, bản thân Minh cũng háo hức cực kỳ, tiết đầu tiên của thời cấp 3 cơ mà ?.
Không để đám học sinh đợi lâu lắm, có một cô giáo mặc áo dài chẩm rãi đi vào.
Nhìn thấy cô giáo, không ít học sinh nam ở trong lớp cảm thấy hai mắt sáng lên.
Đây là một cô giáo rất trẻ, khuôn mặt thanh tú cùng với mái tóc cắt ngang vai, thân hình trong bộ áo dài thướt tha phải nói là ‘khúc nào ra khúc đó’ dĩ nhiên không quá mức nóng bỏng nhưng ở cái thời đại này, cô giáo như vậy cứ như đang phát sáng vậy.
“Cô giáo xinh như vậy ?”
“Không hổ là trường chuyên của thành phố”.
Minh nghe được câu nói này của thằng Luân cùng bàn thì khẽ lắc đầu, hắn cảm thấy thằng bạn đúng là ‘tuổi trẻ chưa trải sự đời’ cứ như lần đầu tiên thấy giáo viên xinh đẹp vậy.
Thực tế thì vào năm 2000, các giáo viên bộ môn tiếng Anh, mỹ thuật hay âm nhạc thường thường trẻ hơn các giáo viên bộ môn khác mà trẻ hơn dĩ nhiên cũng xuân sắc hơn.
“Chào cả lớp, cô gọi là Chi, Nguyễn Quỳnh Chi, cô là giáo viên dạy tiếng Anh cho lớp mình năm nay”
“Cô cũng mới đi dạy được 5 năm thôi nhưng mà trong 5 năm qua cô vẫn chưa từng dạy quá giờ lần nào”.
Cô Chi vừa nói đến đây, phòng học an tĩnh một chút sau đó mấy đứa con trai bàn cuối đã hú lên, rất nhanh cả lớp cũng bắt đầu vỗ tay reo hò.
Bất kể là cấp 2 hay cấp 3 vấn nạn dạy quá giờ của giáo viên cũng là thứ nhức nhối với học sinh.
Giáo viên mượn 2-3 phút nghỉ giải lao của học sinh để dạy quá tiết là bình thường, quá đáng nhất Minh từng gặp giáo viên dạy thông qua luôn cả giờ giải lao, nối thẳng sang tiết sau.
Giáo viên không dạy quá tiết trong mắt rất nhiều học sinh có khi còn hiếm hơn động vật trong sách đỏ nữa, đám học sinh không reo hò mới lạ.
Thấy mình được ủng hộ như vậy, cô Chi tủm tỉm cười sau đó cũng rất nhanh nói.
“Tuy vậy cô có một yêu cầu, cô hy vọng mỗi tiết học 45 phút của lớp mình đều phải có chất lượng tốt nhất, mọi người nghiêm túc nghe giảng, nghiêm túc xây dựng bài học được không ?”.
Cái này được hay không ? thực tế là không.
Học sinh luôn hy vọng giáo viên không dạy quá giờ nhưng bảo tất cả học sinh nghiêm túc nghe giảng thì đúng là khó nhất là cái môn tiếng Anh này.
Tất nhiên cô giáo đã nói vậy, ai dám nói không ? cả lớp rất nhanh đồng thanh.
“Vâng ạ”.
Nói gì thì nói, tố chất lớp học của Minh vẫn rất cao, học sinh nào ở thời cấp 2 chẳng là con ngoan trò giỏi trong mắt bố mẹ cùng nhà trường.
Cô Chi nhận được câu trả lời thoả mãn thì hài lòng gật đầu, tiếp đó cầm phấn lên bắt đầu viết thứ ngày tháng.
Wednesday, September 6, 2000.
Những dòng chữ trắng đầu tiên viết lên trên bảng đen, chữ của cô Chi xác thật là đẹp.
Cô Chi viết xong thứ ngày tháng thì bắt đầu nói.
“Cả lớp, cái này chắc nhiều bạn biết đọc rồi nhưng mọi người vẫn đọc theo cô nhé”.
Cầm thước gỗ, cô bắt đầu vừa đọc vừa chỉ thứ ngày tháng cho học sinh bên dưới đọc theo.
Khi học sinh bên dưới đồng thanh đáp lại theo từng chữ cô Chi kể, cô giáo mới hài lòng mà cười nói.
“Được rồi, bây giờ các em lấy sách tiếng Anh ra, chúng ta học Lession 1”
“Hôm nay chúng ta có hai tiết, tiết thứ nhất sẽ học bài trong sách giáo khoa, tiết thứ hai cô sẽ cho các em vận dụng đối đáp với nhau”
“Ngoài ra cô cũng muốn nói cho các em rõ, không biết giáo viên cấp 2 của các em có nói rõ không nhưng tiếng Anh của nước ta được bộ giáo dục quy định là lấy tiếng Anh – Mỹ làm chủ”
“Tiếng Anh Mỹ với tiếng Anh Anh tuy có sự tương đồng rất lớn nhưng vẫn có khác nhau, ví dụ điển hình nhất là Soccer”
“Từ này cả tiếng Anh Anh và tiếng Anh Mỹ đều là bóng đá nhưng tiếng Anh Anh thì bóng đá được gọi là Football, rất ít người gọi là Soccer”.
Tiếp đó, tiết học đầu tiên của Minh tại mái trường cấp 3 bắt đầu.
_ _ _ _ _ _
Tiếng Anh trong mắt Minh về cơ bản là đồ ăn, cho dù cô Chi trên bục giảng cũng khó mà so được với Minh.
Tuy kiếp trước Minh chỉ thi được Ielts 7.0 nhưng đây không phải toàn bộ thực lực của hắn dù sao cái bằng Ielts 7.0 của Minh cũng là năm hắn 25 tuổi.
Sau này, trình độ ngoại ngữ của Minh càng ngày càng tăng nhưng hắn cũng đã không cần lại đi thi Ielts để kiếm bằng mới, trình độ Ielts thực tế của Minh phải 8..
Trình độ tiếng Anh trung bình của giáo viên cấp 3 là bao nhiêu ? nó khoảng 5..
Nghe thì khó tin nhưng dù sao đây mới là năm 2000, ngươi có thể yêu cầu cao bao nhiêu với giáo viên ? đương nhiên cũng không phải không có người giỏi nhưng xác thật không nhiều.
Cô Chi có thể đứng bục giảng ở trường chất lượng cao như Chu Văn An thì trình độ Ielts cũng cao hơn trung bình không ít, khoảng 6.
Trình độ này đã không thấp, đã có thể đủ điều kiện đi xin học bổng du học ở thời đại này, tất nhiên vẫn không bằng Minh nhưng không phải vì thế mà Minh không nghe giảng hoặc coi thường người ta, ngược lại Minh cực kỳ chăm chú.
Hắn lấy vở ra, tay hắn ghi chép liên hồi, so với tất cả các bạn trong lớp quả thật lộ ra khác biệt.
Tiếng Anh cấp 3 vốn chỉ dừng ở việc ghi lại từ mới thôi, ngoài ra còn có một số mẫu câu, sau đó thì không cần lại ghi chép quá nhiều nhưng Minh thì đang không ngừng viết chữ.
Cô Chi nói một từ, Minh viết lại y nguyên một từ trên vở, cứ như hắn đang ghi chép lại toàn bộ buổi học này vậy.
Đã lâu lắm rồi Minh mới có lại cảm giác này, trong ký ức của Minh nhiều năm trước khi còn ngồi trên mái nhà trường, hắn cũng làm như vậy.
Giáo viên nói gì, hắn viết cái gì lên vở, cố gắng một từ cũng không bỏ lỡ, cứ viết liên hồi như vậy sẽ tạo thành một loại thói quen, có thể vừa học vừa nhớ.
Năm đó hắn viết rất mệt mỏi, sau mỗi tiết học thì cổ tay đau buốt nhưng hiện tại hắn viết rất dễ dàng bởi hắn so với năm đó . .. có nhiều kinh nghiệm hơn, ví như khả năng tốc ký.
Một bên viết y xì đúc những thứ cô Chi nói, một bên thỉnh thoảng Minh vẫn đưa tay phát biểu xây dựng bài.
Minh cũng không biết người khác nghĩ ra sao nhưng Minh thật sự cảm thấy thích thú, cảm thấy khoái cảm của học tập.
Không hẳn là để đầu óc tiếp thu kiến thức mới hay cô Chi dạy cái gì quá đặc sắc nhưng được trải nghiệm lại cảm giác đi học ở thời cấp 3 đôi khi cũng là một loại hưởng thụ.
Tiến độ: 100%
51/51 chương
Tình trạng
Đã hoàn thành
Quốc gia
Unknown
Ngày đăng
26/04/2025
Thể loại
Tag liên quan