Chương 77: Ba quyển sổ tay
27/04/2025
10
8.9
Chương 77: Ba quyển sổ tay
Bị gỡ hòa, U17 Abbeville điên cuồng tử thủ.
Dù sao có một điểm trên sân nhà của U17 Boulogne cũng đã là thành công đối với bọn họ.
U17 Abbeville hiện tại cũng mặc kệ ai xếp hạng mấy, ai được vào vòng trong. Bọn hắn đã mất hết mục tiêu, lúc này bọn họ chẳng khác nào một con quái thú khát máu, ai đến liền hả họng nhai đầu người đó.
Từ trên người của U17 Boulogne xé xuống được một điểm, đáng giá bọn hắn vì đó cảm thấy tự hào.
Khi tiếng còi mãn cuộc của trọng tài cất lên, U17 Abbeville ôm lấy nhau như thể đó là chiến thắng.
Rốt cuộc bọn họ có điểm số thứ hai, kể từ sau trận hòa trước U17 Dunkerque.
Mà sắc mặc của các cầu thủ bên phía U17 Boulogne thì có chút gượng gạo.
Mặc dù những phút thi đấu cuối trận, cả đội đã bừng tỉnh, thi đấu sắc sảo và cố gắng hơn, nhưng vẫn không thể giữ lại ba điểm trên sân nhà.
Vòng đấu thứ hai giai đoạn lượt về, Boulogne bị Abbeville cầm hòa ngay trên sân nhà.
Với kết quả này, U17 Bouloge với 9 điểm vẫn xếp vị trí thứ nhất bảng A.
Mười ngày sau, trận đấu giữa U17 Valenciennes và U17 Dunkerque sẽ diễn ra.
Kết quả của trận đấu này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chiếc vé tiến vào vòng trong ở bảng A.
U17 Dunkerque và U17 Valenciennes hiện tại đều đang thi đấu ít hơn U17 Boulogne một trận, nhưng điểm số của bọn hắn lần lượt là 5 điểm và 6 điểm.
U17 Dunkerque đang có 6 điểm trong tay, rất khát khao có một chiến thắng trước U17 Valenciennes để giành trọn ba điểm, coi như chắc chắn giành trước một tấm vé tiến vào vòng sau khi loại đối thủ trực tiếp đang cạnh tranh tấm vé nhì bảng A với họ là U17 Valenciennes.
Mà U17 Valenciennes cũng sẽ không dễ dàng để chuyện này xảy ra.
Nhất là sau trận hòa với U17 Boulogne vừa rồi, cầu thủ Matos của U17 Valenciennes nghe nói đã bị huấn luyện viên John Đồ tể gặp riêng ‘nói chuyện thăm hỏi’.
Chuyện huấn luyện viên gặp riêng cầu thủ để truyền đạt chỉ đạo là chuyện rất bình thường.
Thế nhưng điều kỳ lạ là sau khi John Đồ tể gặp riêng xong, Matos dường như thay đổi thành con người khác, ngoan ngoãn và nghe lời hơn. Nghe đâu hắn ta còn tự mình đứng trước các đồng đội nói ‘xin lỗi’ trong một buổi tập.
Từ những chuyện này, có thể thấy lốm đốm dự báo rằng trận đấu giữa U17 Valenciennes và U17 Dunkerque sẽ là một trận đấu nảy lửa.
Những ngày này, ngoài giờ đi tập luyện ở câu lạc bộ và những lúc đi làm thêm, hầu như Phong rất ít ra khỏi phòng.
Chú thím ba của cậu đoạn thời gian này cũng bề bộn nhiều việc, cho nên cũng để cho Phong tự do làm theo ý muốn của mình.
Bên trong phòng, Phong siết lại cái chăn bông choàng quanh người, đưa tay cầm lấy cốc nước uống vào trong bụng một hơi, tiếp tục xem lại đoạn băng trong tivi.
Ánh mắt cậu hết sức tập trung.
Ước chừng qua nửa giờ sau, Phong chậm rãi đem cuộn băng lấy ra, xếp nó vào trong thùng giấy.
Trên bàn học gần đó, lúc này đã có ba quyển sổ tay được Phong ghi chép lại cẩn thận.
Ba quyển sổ tay này phân biệt bên ngoài dán nhãn khác nhau, lần lượt là:
Sổ tay Chiến thuật.
Sổ tay Kỹ thuật cá nhân.
Sổ tay Tư duy kinh nghiệm thi đấu.
Ba quyển sổ tay này, đều là tinh hoa những gì Phong có thể quan sát và tự mình phân tích, học hỏi từ băng hình, cùng cả những gì cậu tiếp thu được trong quá trình thi đấu và tập luyện trong suốt quãng thời gian qua.
Mặc dù những thứ này còn rất thiếu sót, nhưng Phong sẽ cố gắng bổ sung cho đến khi nào mọi thứ hoàn thiện nhất có thể.
Cầm lấy quyển sổ tay chiến thuật, Phong bắt đầu chậm rãi lật xem.
Bên trong, mỗi trang giấy Phong đều vẽ lại các sơ đồ chiến thuật thường thấy, ví dụ 4-4-2, 4-2-3-1, 4-3-3, 3-5-2…
Mỗi sơ đồ này, ở mỗi đội tuyển, mỗi trận đấu, lại có cách biến ảo khác nhau.
Điều này nếu chỉ quan sát một lần hoặc sơ qua, sẽ rất khó nhận biết.
Với vai trò là một tiền vệ con thoi, Phong cảm thấy mình cần phải nắm bắt được những yếu tố cốt lõi cách vận hành của những sơ đồ này.
Việc này giống như biết địch biết ta trăm trận trăm thắng vậy.
Mặc dù Phong không cho rằng quyển sổ nhỏ bé này có thể giúp cậu ‘trăm trận trăm thắng’ nhưng nó có thể giúp Phong hiểu cách các sơ đồ chiến thuật được vận hành như thế nào, cách các vị trí trên sân triển khai bóng ra sao, vai trò của các vị trí cầu thủ trong đội hình như thế nào.
Càng tìm hiểu, Phong càng cảm thấy nhức nhức cái đầu.
Nhưng đồng thời, dựa vào những kiến thức quan sát này, Phong cẩn thận suy nghĩ lại những trận đấu mà mình đã tham gia, chậm rãi hiểu ra lý do vì sao khi đó mình lại ‘dễ đoán’ hoặc vì sao lúc đó mình chuyền bóng không thành công, nếu như khi đó bản thân mạnh dạn sử dụng kỹ thuật cá nhân để qua người thì chẳng phải còn tốt hơn hay sao…
Những suy nghĩ này, đều là nhờ việc cậu có sự hiểu biết sơ bộ về cách một sơ đồ chiến thuật, cách một đội bóng vận hành như thế nào trên sân.
Khi tư duy dần sáng lên, ngồi suy nghĩ lại, từ trước đến giờ mình chơi bóng giống như mò mẫm trong đêm tối, Phong thậm chí còn cảm thấy có chút xấu hổ.
Đem quyển sổ tay chiến thuật đặt xuống, quyển sổ tiếp theo mà cậu cầm lên chính là Sổ tay Kỹ Thuật Cá Nhân.
Ban đầu, Phong định ghi là Sổ tay Kỹ Thuật Qua Người.
Nhưng ngẫm nghĩ lại, dùng cụm từ ‘Kỹ Thuật Cá Nhân’ càng thêm toàn diện hơn.
Bởi vì kỹ thuật cá nhân không chỉ dùng qua người, mà nó còn giúp cho cầu thủ xử lý toàn diện tất cả tình huống trên sân.
Tất cả các kỹ thuật khống chế bóng bước một, chuyền bóng, rê bóng, dứt điểm, cách xoay sở thoát pressing trong không gian hẹp, cách di chuyển khi có và thậm chí cả khi không có bóng để tạo khoảng trống, cũng đều đòi hỏi kỹ thuật cá nhân của cầu thủ.
Bên trong quyển sổ này, thông qua mấy ngày nay vùi đầu vào nghiên cứu băng hình, Phong đã tự mình chia thành năm cấp độ kỹ thuật cá nhân, mà cậu dùng ngôi sao để đánh dấu. Sao càng ít, thì kỹ thuật càng dễ và cơ bản. Sao càng cao, thì cấp độ kỹ thuật càng khó.
Mặc dù đây chỉ là tương đối, nhưng Phong tin rằng dần dần, nếu như mình có thể thuần thục những kỹ năng này, thông qua thực chiến, cậu sẽ có thể trải nghiệm và đánh giá lại toàn diện cấp độ những kỹ năng này một lần nữa.
Nhưng đây là chuyện rất xa vời.
Muốn đánh giá được một kỹ năng, ít nhất cậu phải thành thạo thậm chí là sử dụng nó hoàn mỹ, mới có tư cách đánh giá.
Còn hiện tại, thông qua quan sát và ghi chép lại, thì cũng chỉ có thể đánh giá mang tính chất tạm thời.
Sở dĩ Phong muốn chia ra độ khó của từng kỹ thuật, chính là muốn bản thân hoàn thiện kỹ thuật cá nhân theo hướng từ dễ đến khó, từ căn bản đến nâng cao.
Chơi bóng là một quá trình rèn luyện từ thấp đến cao, trừ các thiên tài sinh ra dành để chơi bóng, những người trầy trật xin xỏ qua biết bao nhiêu câu lạc bộ mới có chỗ cấp cho ‘vé vớt’ như Phong, chỉ có một ngọn lửa đam mê với trái bóng thì phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có thể đạt được thứ mình muốn.
Khác với hai quyển sổ tay trước đó, quyển sổ tay Tư Duy Kinh Nghiệm Thi Đấu lại có rất ít trang được ghi chú.
Mỗi trang cũng có không nhiều chữ.
Sở dĩ có tình huống này, đó chính là những thứ này cần chính cậu trải nghiệm và ghi chú lại từ thực tế thi đấu của bản thân.
Quan sát những cầu thủ lớn thi đấu để ngộ ra tư duy thi đấu đòi hỏi có một ngộ tính rất cao, nhất là có những pha bóng nhìn như cầu thủ trên sân xử lý vô hại, nhưng mục đích phía sau lại không tầm thường.
Hoặc là cách các cầu thủ đẳng cấp giữ bình tĩnh dưới áp lực trên sân, áp lực từ khán giả, áp lực từ đồng đội, áp lực từ kết quả thi đấu… những thứ này cần tự mình trải nghiệm, ít nhất là từ trên khán đài để quan sát trận đấu trực tiếp.
Hay là cách duy trì sự tập trung, giao tiếp trên sân với đồng đội cũng là một loại tư duy chơi bóng.
Ở U17 Boulogne, Phong phát hiện việc giao tiếp trên sân giữa các đồng đội hầu như rất ít, hoặc thậm chí là chỉ thỉnh thoảng mới giao tiếp.
Những thứ này trong bóng đá đỉnh cao, đều cần phải cải thiện.
Nhất là khi Phong từng tham quan trung tâm huấn luyện Camp des Loges của câu lạc bộ PSG tại Paris, bầu không khí và cách huấn luyện của các huấn luyện viên nơi đó cũng rất khác so với ở đội U17 Boulogne.
Phong biết, so sánh một nơi là trung tâm tập huấn của câu lạc bộ hàng đầu nước Pháp như PSG, với một nơi là trung tâm huấn luyện đội trẻ U17 của một câu lạc bộ đang thi đấu trồi sụt ở giải hạng ba như Boulogne, là hoàn toàn khập khiễng.
Nếu như U17 Boulogne huấn luyện tốt và toàn diện như một lò đào tạo hàng đầu, nói vậy dù thế nào đi nữa họ cũng không phải bấp bênh ở các giải đấu ‘bán nghiệp dư’ như mấy năm nay.
Bởi vậy ngoài việc tham gia tập luyện tại đại bản doanh, Phong cũng ý thức được bản thân mình cần không ngừng trau dồi riêng cho mình, bên cạnh những gì mà ban huấn luyện truyền tải.
Sự nghiệp cá nhân của mình, chỉ có bản thân mình mới có thể lo lắng chu toàn nhất. Câu lạc bộ sẽ cung cấp cần câu, nhưng có thể câu được cá hay không, thậm chí là câu được cá nhỏ hay cá lớn, là tùy năng lực mỗi cầu thủ.
Chỉ có tự làm bản thân tăng giá trị, mới có thể nhận về sự quan tâm tương xứng.
Đây chính là suy nghĩ của bản thân Phong ngộ ra hiện tại, nó đã có những bước tiến dài so với những suy nghĩ ngây thơ lúc cậu vừa mới đậu vào học viện U17 Boulogne cách đây hơn một năm trước.
Bị gỡ hòa, U17 Abbeville điên cuồng tử thủ.
Dù sao có một điểm trên sân nhà của U17 Boulogne cũng đã là thành công đối với bọn họ.
U17 Abbeville hiện tại cũng mặc kệ ai xếp hạng mấy, ai được vào vòng trong. Bọn hắn đã mất hết mục tiêu, lúc này bọn họ chẳng khác nào một con quái thú khát máu, ai đến liền hả họng nhai đầu người đó.
Từ trên người của U17 Boulogne xé xuống được một điểm, đáng giá bọn hắn vì đó cảm thấy tự hào.
Khi tiếng còi mãn cuộc của trọng tài cất lên, U17 Abbeville ôm lấy nhau như thể đó là chiến thắng.
Rốt cuộc bọn họ có điểm số thứ hai, kể từ sau trận hòa trước U17 Dunkerque.
Mà sắc mặc của các cầu thủ bên phía U17 Boulogne thì có chút gượng gạo.
Mặc dù những phút thi đấu cuối trận, cả đội đã bừng tỉnh, thi đấu sắc sảo và cố gắng hơn, nhưng vẫn không thể giữ lại ba điểm trên sân nhà.
Vòng đấu thứ hai giai đoạn lượt về, Boulogne bị Abbeville cầm hòa ngay trên sân nhà.
Với kết quả này, U17 Bouloge với 9 điểm vẫn xếp vị trí thứ nhất bảng A.
Mười ngày sau, trận đấu giữa U17 Valenciennes và U17 Dunkerque sẽ diễn ra.
Kết quả của trận đấu này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chiếc vé tiến vào vòng trong ở bảng A.
U17 Dunkerque và U17 Valenciennes hiện tại đều đang thi đấu ít hơn U17 Boulogne một trận, nhưng điểm số của bọn hắn lần lượt là 5 điểm và 6 điểm.
U17 Dunkerque đang có 6 điểm trong tay, rất khát khao có một chiến thắng trước U17 Valenciennes để giành trọn ba điểm, coi như chắc chắn giành trước một tấm vé tiến vào vòng sau khi loại đối thủ trực tiếp đang cạnh tranh tấm vé nhì bảng A với họ là U17 Valenciennes.
Mà U17 Valenciennes cũng sẽ không dễ dàng để chuyện này xảy ra.
Nhất là sau trận hòa với U17 Boulogne vừa rồi, cầu thủ Matos của U17 Valenciennes nghe nói đã bị huấn luyện viên John Đồ tể gặp riêng ‘nói chuyện thăm hỏi’.
Chuyện huấn luyện viên gặp riêng cầu thủ để truyền đạt chỉ đạo là chuyện rất bình thường.
Thế nhưng điều kỳ lạ là sau khi John Đồ tể gặp riêng xong, Matos dường như thay đổi thành con người khác, ngoan ngoãn và nghe lời hơn. Nghe đâu hắn ta còn tự mình đứng trước các đồng đội nói ‘xin lỗi’ trong một buổi tập.
Từ những chuyện này, có thể thấy lốm đốm dự báo rằng trận đấu giữa U17 Valenciennes và U17 Dunkerque sẽ là một trận đấu nảy lửa.
Những ngày này, ngoài giờ đi tập luyện ở câu lạc bộ và những lúc đi làm thêm, hầu như Phong rất ít ra khỏi phòng.
Chú thím ba của cậu đoạn thời gian này cũng bề bộn nhiều việc, cho nên cũng để cho Phong tự do làm theo ý muốn của mình.
Bên trong phòng, Phong siết lại cái chăn bông choàng quanh người, đưa tay cầm lấy cốc nước uống vào trong bụng một hơi, tiếp tục xem lại đoạn băng trong tivi.
Ánh mắt cậu hết sức tập trung.
Ước chừng qua nửa giờ sau, Phong chậm rãi đem cuộn băng lấy ra, xếp nó vào trong thùng giấy.
Trên bàn học gần đó, lúc này đã có ba quyển sổ tay được Phong ghi chép lại cẩn thận.
Ba quyển sổ tay này phân biệt bên ngoài dán nhãn khác nhau, lần lượt là:
Sổ tay Chiến thuật.
Sổ tay Kỹ thuật cá nhân.
Sổ tay Tư duy kinh nghiệm thi đấu.
Ba quyển sổ tay này, đều là tinh hoa những gì Phong có thể quan sát và tự mình phân tích, học hỏi từ băng hình, cùng cả những gì cậu tiếp thu được trong quá trình thi đấu và tập luyện trong suốt quãng thời gian qua.
Mặc dù những thứ này còn rất thiếu sót, nhưng Phong sẽ cố gắng bổ sung cho đến khi nào mọi thứ hoàn thiện nhất có thể.
Cầm lấy quyển sổ tay chiến thuật, Phong bắt đầu chậm rãi lật xem.
Bên trong, mỗi trang giấy Phong đều vẽ lại các sơ đồ chiến thuật thường thấy, ví dụ 4-4-2, 4-2-3-1, 4-3-3, 3-5-2…
Mỗi sơ đồ này, ở mỗi đội tuyển, mỗi trận đấu, lại có cách biến ảo khác nhau.
Điều này nếu chỉ quan sát một lần hoặc sơ qua, sẽ rất khó nhận biết.
Với vai trò là một tiền vệ con thoi, Phong cảm thấy mình cần phải nắm bắt được những yếu tố cốt lõi cách vận hành của những sơ đồ này.
Việc này giống như biết địch biết ta trăm trận trăm thắng vậy.
Mặc dù Phong không cho rằng quyển sổ nhỏ bé này có thể giúp cậu ‘trăm trận trăm thắng’ nhưng nó có thể giúp Phong hiểu cách các sơ đồ chiến thuật được vận hành như thế nào, cách các vị trí trên sân triển khai bóng ra sao, vai trò của các vị trí cầu thủ trong đội hình như thế nào.
Càng tìm hiểu, Phong càng cảm thấy nhức nhức cái đầu.
Nhưng đồng thời, dựa vào những kiến thức quan sát này, Phong cẩn thận suy nghĩ lại những trận đấu mà mình đã tham gia, chậm rãi hiểu ra lý do vì sao khi đó mình lại ‘dễ đoán’ hoặc vì sao lúc đó mình chuyền bóng không thành công, nếu như khi đó bản thân mạnh dạn sử dụng kỹ thuật cá nhân để qua người thì chẳng phải còn tốt hơn hay sao…
Những suy nghĩ này, đều là nhờ việc cậu có sự hiểu biết sơ bộ về cách một sơ đồ chiến thuật, cách một đội bóng vận hành như thế nào trên sân.
Khi tư duy dần sáng lên, ngồi suy nghĩ lại, từ trước đến giờ mình chơi bóng giống như mò mẫm trong đêm tối, Phong thậm chí còn cảm thấy có chút xấu hổ.
Đem quyển sổ tay chiến thuật đặt xuống, quyển sổ tiếp theo mà cậu cầm lên chính là Sổ tay Kỹ Thuật Cá Nhân.
Ban đầu, Phong định ghi là Sổ tay Kỹ Thuật Qua Người.
Nhưng ngẫm nghĩ lại, dùng cụm từ ‘Kỹ Thuật Cá Nhân’ càng thêm toàn diện hơn.
Bởi vì kỹ thuật cá nhân không chỉ dùng qua người, mà nó còn giúp cho cầu thủ xử lý toàn diện tất cả tình huống trên sân.
Tất cả các kỹ thuật khống chế bóng bước một, chuyền bóng, rê bóng, dứt điểm, cách xoay sở thoát pressing trong không gian hẹp, cách di chuyển khi có và thậm chí cả khi không có bóng để tạo khoảng trống, cũng đều đòi hỏi kỹ thuật cá nhân của cầu thủ.
Bên trong quyển sổ này, thông qua mấy ngày nay vùi đầu vào nghiên cứu băng hình, Phong đã tự mình chia thành năm cấp độ kỹ thuật cá nhân, mà cậu dùng ngôi sao để đánh dấu. Sao càng ít, thì kỹ thuật càng dễ và cơ bản. Sao càng cao, thì cấp độ kỹ thuật càng khó.
Mặc dù đây chỉ là tương đối, nhưng Phong tin rằng dần dần, nếu như mình có thể thuần thục những kỹ năng này, thông qua thực chiến, cậu sẽ có thể trải nghiệm và đánh giá lại toàn diện cấp độ những kỹ năng này một lần nữa.
Nhưng đây là chuyện rất xa vời.
Muốn đánh giá được một kỹ năng, ít nhất cậu phải thành thạo thậm chí là sử dụng nó hoàn mỹ, mới có tư cách đánh giá.
Còn hiện tại, thông qua quan sát và ghi chép lại, thì cũng chỉ có thể đánh giá mang tính chất tạm thời.
Sở dĩ Phong muốn chia ra độ khó của từng kỹ thuật, chính là muốn bản thân hoàn thiện kỹ thuật cá nhân theo hướng từ dễ đến khó, từ căn bản đến nâng cao.
Chơi bóng là một quá trình rèn luyện từ thấp đến cao, trừ các thiên tài sinh ra dành để chơi bóng, những người trầy trật xin xỏ qua biết bao nhiêu câu lạc bộ mới có chỗ cấp cho ‘vé vớt’ như Phong, chỉ có một ngọn lửa đam mê với trái bóng thì phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có thể đạt được thứ mình muốn.
Khác với hai quyển sổ tay trước đó, quyển sổ tay Tư Duy Kinh Nghiệm Thi Đấu lại có rất ít trang được ghi chú.
Mỗi trang cũng có không nhiều chữ.
Sở dĩ có tình huống này, đó chính là những thứ này cần chính cậu trải nghiệm và ghi chú lại từ thực tế thi đấu của bản thân.
Quan sát những cầu thủ lớn thi đấu để ngộ ra tư duy thi đấu đòi hỏi có một ngộ tính rất cao, nhất là có những pha bóng nhìn như cầu thủ trên sân xử lý vô hại, nhưng mục đích phía sau lại không tầm thường.
Hoặc là cách các cầu thủ đẳng cấp giữ bình tĩnh dưới áp lực trên sân, áp lực từ khán giả, áp lực từ đồng đội, áp lực từ kết quả thi đấu… những thứ này cần tự mình trải nghiệm, ít nhất là từ trên khán đài để quan sát trận đấu trực tiếp.
Hay là cách duy trì sự tập trung, giao tiếp trên sân với đồng đội cũng là một loại tư duy chơi bóng.
Ở U17 Boulogne, Phong phát hiện việc giao tiếp trên sân giữa các đồng đội hầu như rất ít, hoặc thậm chí là chỉ thỉnh thoảng mới giao tiếp.
Những thứ này trong bóng đá đỉnh cao, đều cần phải cải thiện.
Nhất là khi Phong từng tham quan trung tâm huấn luyện Camp des Loges của câu lạc bộ PSG tại Paris, bầu không khí và cách huấn luyện của các huấn luyện viên nơi đó cũng rất khác so với ở đội U17 Boulogne.
Phong biết, so sánh một nơi là trung tâm tập huấn của câu lạc bộ hàng đầu nước Pháp như PSG, với một nơi là trung tâm huấn luyện đội trẻ U17 của một câu lạc bộ đang thi đấu trồi sụt ở giải hạng ba như Boulogne, là hoàn toàn khập khiễng.
Nếu như U17 Boulogne huấn luyện tốt và toàn diện như một lò đào tạo hàng đầu, nói vậy dù thế nào đi nữa họ cũng không phải bấp bênh ở các giải đấu ‘bán nghiệp dư’ như mấy năm nay.
Bởi vậy ngoài việc tham gia tập luyện tại đại bản doanh, Phong cũng ý thức được bản thân mình cần không ngừng trau dồi riêng cho mình, bên cạnh những gì mà ban huấn luyện truyền tải.
Sự nghiệp cá nhân của mình, chỉ có bản thân mình mới có thể lo lắng chu toàn nhất. Câu lạc bộ sẽ cung cấp cần câu, nhưng có thể câu được cá hay không, thậm chí là câu được cá nhỏ hay cá lớn, là tùy năng lực mỗi cầu thủ.
Chỉ có tự làm bản thân tăng giá trị, mới có thể nhận về sự quan tâm tương xứng.
Đây chính là suy nghĩ của bản thân Phong ngộ ra hiện tại, nó đã có những bước tiến dài so với những suy nghĩ ngây thơ lúc cậu vừa mới đậu vào học viện U17 Boulogne cách đây hơn một năm trước.